Bi kịch của người mẹ giết con 12 tháng tuổi để thoát khỏi nhọc nhằn

17/10/2015 20:00 GMT+7

(TNO) Trước vành móng ngựa hôm ấy là một người mẹ trẻ, có gương mặt hiền lành, trắng trẻo và khá xinh. Cô bị xét xử trong một vụ án giết người gây rúng động dư luận mà nạn nhân chính là đứa con gái chỉ mới 12 tháng tuổi.

(TNO) Trước vành móng ngựa hôm ấy là một người mẹ trẻ, có gương mặt hiền lành, trắng trẻo và khá xinh. Cô bị xét xử trong một vụ án giết người gây rúng động dư luận mà nạn nhân chính là đứa con gái chỉ mới 12 tháng tuổi.

 Bị cáo tại tòa - Ảnh: Ngọc Lê Bị cáo tại tòa - Ảnh: Ngọc Lê
Nói đến lý do, bị cáo trình bày trước tòa do áp lực cuộc sống, thiếu thốn tiền bạc và đặc biệt là giận nhau với chồng nên người mẹ này nảy ra ý định giết con rồi tự tử, nhằm giải thoát cho cả 2 mẹ con.
Dòng nước mắt lăn dài trên gương mặt người phụ nữ trẻ khi trả lời từng câu hỏi của Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo khai bị bệnh thiếu máu não bẩm sinh. Mặc dù mẹ ruột của bị cáo quả quyết ngăn bị cáo lấy chồng nhưng An vẫn quyết tâm lấy anh Tân. Sống với nhau một thời gian, An khao khát được làm mẹ, hai vợ chồng quyết định có con; mặc dù biết sinh con ra thì con sẽ nhiễm bệnh của mẹ.
Mẹ của An ngăn cản vì sợ cháu sẽ khổ như con mình, nhưng với khát khao được làm mẹ, được bế trên tay đứa con bé bỏng do chính mình sinh ra, được nâng niu, chăm sóc cho con, An bỏ ngoài tai những lời khuyên và cầu mong may mắn sẽ đến với cô và đứa bé.
Tháng 10.2013, An sinh cháu T., khi cháu T. được 8 tháng tuổi, 2 vợ chồng phát hiện cháu mắc bệnh ung thư máu, không có khả năng cứu chữa. Từ lúc đó, 2 vợ chồng suốt ngày cãi nhau. Nghĩ đến hoàn cảnh khó khăn, bế tắc của mình An nghĩ đễn chuyện giết con, rồi tự tử.
Khai đến đây, An lặng đi một lúc, nuốt nước mắt vào trong rồi nói tiếp, hằng ngày bị cáo phải nuôi cha nằm liệt giường, gia đình rất khó khăn, chồng lại thường xuyên giận vợ không chịu về với con... quá bế tắc tinh thần nên bị cáo chọn cách này để giải thoát cho cả 2 mẹ con.
Nghe đến đây, vị chủ tọa hỏi: “Giải thoát cho 2 mẹ con hay giải thoát cho chính bị cáo?”. Chủ tọa giải thích, cuộc sống áp lực thì ai cũng gặp phải, vợ chồng cãi nhau là chuyện thường ngày, nhưng phải giữ được lý trí. Bị cáo có thể nổi nóng, cãi nhau với chồng, bị cáo có thể cãi lời cha mẹ nhưng bị cáo không thể xem nhẹ mạng sống của con bị cáo. Đáng lẽ bị cáo là người phải chăm sóc, bảo vệ, che chở cho con mới phải.
“Đáng lẽ tình cảm mẹ con là động lực, giúp bị cáo vượt qua mọi khó khăn cuộc sống, nhưng bị cáo lại hành động ngược lại”, vị chủ tọa nghẹn ngào. Nghe những lời phân tích này, An chỉ biết cúi đầu, rồi khóc nấc.
Tôi nhớ mãi câu của vị đại diện Viện kiểm sát nói với bị cáo: “Bị cáo rất ích kỷ khi đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đừng vì những lí do gia đình mà tước đoạt quyền sống của con mình”.
Ít ai để ý rằng trong phiên xử này, chồng bị cáo ngồi thu mình trong góc phòng xử, nhìn vợ trước vành móng ngựa, anh lặng lẽ rơi những dòng nước mắt cay đắng vì con mất, vợ ở tù.
 Ngày 24.8, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 9 năm tù đối với Nguyễn Thị Hoài An (26 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM) về tội giết người.
Theo cáo trạng, An kết hôn với anh Phạm Nhựt Tân và sinh được đứa con gái tên P.N.A.T. (12 tháng tuổi). Anh Tân đi làm phụ hồ nên một tuần mới về nhà một lần, còn An ở nhà chăm con và cha ruột bị tai biến.
Ngày 15.10.2014, An và Tân xảy ra mâu thuẫn, Tân dọa sẽ ly hôn và lấy quần áo bỏ đi. Khoảng 22 giờ ngày 16.10, An nghe tiếng chó sủa, sợ Tân về bắt con, nghĩ đến hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha ruột bị tai biến, bản thân bị thiếu máu não hồng cầu bẩm sinh, An nảy ý định giết con rồi tự tử để mẹ con được ở bên nhau vĩnh viễn.
An lấy gối đè mạnh lên mặt, mũi con đến khi cháu T. lịm đi. Khi biết con gái đã chết, An lấy dao lam tự cắt tay chân mình, rồi lấy dây điện thắt cổ.
Ngày 17.10.2014, hàng xóm không thấy An mở cửa nhà như mọi ngày, gọi cửa không ai nghe nên leo vào phòng thì thấy An đang trong tư thế treo cổ. An được đưa đi cấp cứu, còn cháu T. đã tử vong trước khi nhập viện.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.