Bộ Tài nguyên - Môi trường làm việc với Hà Nội về chặt cây xanh

27/03/2015 17:31 GMT+7

(TNO) Chiều nay 27.3, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên - Môi trường, đại diện Bộ này cho biết đang làm việc với TP.Hà Nội về vấn đề chặt hạ cây xanh trên địa bàn thành phố vừa qua.

(TNO) Chiều nay 27.3, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức, đại diện Bộ này cho biết đang làm việc với TP.Hà Nội về vấn đề chặt hạ cây xanh trên địa bàn thành phố vừa qua.

chat-ha-cay-xanhÔng Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường)
- Ảnh: Lê Quân
Tại cuộc họp, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường của Bộ này cho biết, vừa rồi TP.Hà Nội triển khai đề án thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội đã không tham vấn ý kiến Bộ Tài nguyên - Môi trường.
“Về đề án chặt 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành Hà Nội, nhiều cơ quan Trung ương, địa phương đã vào cuộc, Thanh tra Chính phủ cũng đã yêu cầu báo cáo làm rõ cơ sở pháp lý. Theo luật Thủ đô, việc đưa ra đề án 6.700 cây trước khi triển khai cũng cần phải xin ý kiến các cấp. Làm quy mô rộng lớn như vậy cũng nên có đánh giá tác động môi trường tham khảo ý kiến, đánh giá tác động môi trường của các đơn vị liên quan. Hiện, chúng tôi cũng đang cùng với Hà Nội bàn bạc đưa ra hướng giải quyết. Việc này, Hà Nội chưa tham vấn Bộ Tài nguyên - Môi trường", ông Tùng nói.
Ông Tùng cho biết, Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng làm việc với Hà Nội về nội dung không làm đánh giá tác động môi trường trước khi chặt hạ hàng cây xà cừ trên đường Nguyễn Trãi để phục vụ dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Theo Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Ngọc Đăng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng, trước khi dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được triển khai, ông là thành viên của tổ chuyên gia thẩm định dự án. “Khi đó, theo chúng tôi được biết thì trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với Dự án đường sắt trên cao giai đoạn 1 không hề có đánh giá, bàn luận gì về việc chặt phá toàn bộ các hàng cây lâu năm của các đường phố này. Vì vậy, theo luật Bảo vệ Môi trường, trước khi quyết định chặt phá các hàng cây này, chủ dự án công trình đường sắt cao tốc cần phải thực hiện lập Báo cáo ĐTM bổ sung đối với phương án chặt phá cây xanh và phải được Hội đồng Thẩm định ĐTM của Nhà nước thông qua. Trong quy trình ĐTM cần phải tiến hành tham vấn các cơ quan, tổ chức xã hội và cộng đồng có liên quan. Chỉ khi nào phương án chặt toàn bộ cây xanh do Chủ công trình đề xuất được Hội đồng thẩm định thông qua và Bộ Tài nguyên - Môi trường cho phép thì mới được chặt cây”, Giáo sư Đăng nói.
Cũng theo Giáo sư Đăng, việc Hà Nội tự ý cho chặt hạ hàng cây này khi không thực hiện ĐTM bổ sung là hành vi vi phạm luật Bảo vệ môi trường. Các hàng cây xanh trên các đường phố này đã có tuổi thọ gần trăm năm, là một cấu thành xanh không thể thiếu được của không gian đô thị. "Chúng đang ở thời kỳ phát triển tốt, nên cần phải bảo tồn các hàng cây xanh này trừ trường hợp bất khả kháng”, Giáo sư Đăng nêu ý kiến.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.