Không quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi

29/12/2012 15:49 GMT+7

(TNO) Không quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Đây là một trong những điểm mới của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ đưa ra lấy ý kiến góp ý của nhân dân từ ngày 2.1.2013 tới.

(TNO) Không quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Đây là một trong những điểm mới của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ đưa ra lấy ý kiến góp ý của nhân dân từ ngày 2.1.2013 tới.

>> MTTQ VN kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992: Cần một đạo luật riêng về Đảng
>> Kiến nghị đưa vấn đề biển Đông vào Hiến pháp
>> Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong ba tháng
>> Quốc hội tiếp tục thảo luận về sửa đổi Hiến pháp: Đề xuất các cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo vệ quyền công dân
>> Sẽ trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp

Chiều nay, 29.12, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức họp báo triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Phát biểu chủ trì phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, người dân có thể góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 thông qua trang tin điện tử của Quốc hội (QH) tại địa chỉ http://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thông qua nhiều hình thức khác.

Theo ông Lý, thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2.1.2013 và kết thúc vào ngày 31.3.2013.


Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý chủ trì họp báo chiều 29.12
- Ảnh: Nguyệt Minh

Tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước ngoài người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và ở địa phương đều có quyền góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992.

“Mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân là nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với Hiến pháp và thi hành Hiến pháp”, ông Lý nêu rõ.

Theo đó, toàn bộ nội dung dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này sẽ được đưa ra lấy ý kiến của người dân, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; bộ máy Nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

Hiến định thiết chế Hội đồng bảo hiến

Trả lời báo giới tại phiên họp, ông Lý cho hay Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này đưa ra lấy ý kiến nhân dân chỉ đưa ra một phương án duy nhất, nhưng không có nghĩa là nhân dân không được quyền đề xuất các phương án khác.

Đồng chủ trì buổi họp báo, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm: So với dự thảo trình QH tại kỳ họp thứ 4, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra lấy ý kiến nhân dân có thêm nhiều điểm mới trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu QH vừa qua, trong đó có quy định về hội đồng bảo hiến.

Đáng chú ý, theo ông Phúc, so với bản dự thảo cũ, dự thảo mang ra lấy ý kiến nhân dân còn có điểm mới là không quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo mà chỉ quy định mang tính nguyên tắc về các thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế này đều đặt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng như nhau trước pháp luật.

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.