Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 2: Từ định vị vệ tinh đến... vòi rồng

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải
28/08/2020 09:00 GMT+7

Từ tháng 7.2014, tàu cá Trung Quốc bắt đầu được gắn định vị vệ tinh toàn cầu - hệ thống định vị Bắc Đẩu. Đến nay, các tàu này còn được trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại khác...

Đối với các tàu cá Trung Quốc, định vị vệ tinh Bắc Đẩu là điều bắt buộc, bên cạnh các thiết bị thông tin liên lạc cơ bản khác.

Tàu dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư 00232 với vòi rồng trên đỉnh.

Ảnh: Mai Thanh Hải

Chính vậy, trên nóc buồng lái các tàu cá hoạt động trên Biển Đông, dễ dàng quan sát thấy các cột - dây ăng ten liên lạc, thiết bị thu phát vệ tinh… Đặc biệt, nhiều tàu còn lắp các thiết bị điện tử hàng hải (hệ thống radar, công cụ tìm cá, dụng cụ điều hướng, phân tích và giám sát khí tượng…).
Một số tàu cá dân binh (dân quân biển) còn được lắp đặt các thiết bị liên lạc, dò tìm, báo động… chuyên dùng trong quân sự.

Tàu cá vỏ sắt Quế Khâm Ngư 12266 với hình dạng mũi nhọn, rất thuận lợi đâm va

Ảnh: Mai Thanh Hải

Hệ thống định vị Bắc Đẩu là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ tinh định vị độc lập, nhằm sánh vai với GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của EU. Trung Quốc bắt đầu xây dựng hệ thống định vị toàn cầu cách đây hơn 2 thập niên nhằm giúp xe hơi, tàu thuyền, quân đội định vị dùng bản đồ dữ liệu từ các vệ tinh riêng.

Khung lưới chụp trên tàu Quỳnh Lâm Ngư 11538

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tiếng là tàu đánh bắt hải sản, nhưng nhiều tàu Trung Quốc lại lắp camera tự động có chức năng zoom xa, quay chụp nhiều góc trên đỉnh phía trên của cột hành trình.
2 năm nay, khi đi công tác thực địa trên biển cùng lực lượng chấp pháp Việt Nam, chúng tôi còn phát hiện các tàu cá vỏ sắt đóng mới của Trung Quốc được trang bị vòi phun nước tự động công suất cao (vòi rồng), đặt trên các cột cao nhất của tàu.
Một số cán bộ Việt Nam thực hiện chấp pháp trên biển cho biết: Khi lực lượng ta đến tuyên truyền, ngăn cản tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam, các tàu này sẵn sàng dùng vòi rồng phun nước vào các tàu Việt Nam. Tầm xa của vòi rồng tàu cá Trung Quốc khoảng 200 - 300 m.

Giàn lưới chụp và hệ thống đèn led hàng trăm chiếc

Ảnh: Mai Thanh Hải

Đại tá Võ Văn Kính, nguyên Phó Chính ủy vùng Cảnh sát biển 2 kể: Đầu những năm 2000, thường gặp các tàu trọng tải lớn của Trung Quốc (còn gọi là “tàu mẹ”) chở các xuồng nhỏ (gọi là “thuyền con”) xuống khu vực Trường Sa, thả xuồng nhỏ xuống biển và khi di chuyển, kéo theo nhau.

Tàu cá Trung Quốc vỏ sắt, thế hệ mới nhất nên được lắp đặt rất nhiều thiết bị trên nóc buồng lái. Hình chụp tại Trường Sa, tháng 3.2020

Ảnh: Mai Thanh Hải

Hiện tại, mô hình này đã ít dần. Các tàu cá của Trung Quốc xuống Biển Đông, thường xuyên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam chủ yếu là các tàu đánh bắt theo phương thức hiện đại nên được trang bị máy dò cá (màu), hệ thống đèn led dụ cá khi đánh bắt ban đêm lên tới hàng nghìn chiếc, nhìn xa như tòa nhà cao tầng.

Cửa kéo lưới và các vật thể nặng dưới tầng 1 của khoang sau lái

Ảnh: Mai Thanh Hải

Tầng 2 khoang sau lái để các xuồng nhỏ, hệ thống cẩu xuồng và dây kéo chuyên dụng

Ảnh: Mai Thanh Hải

Không chỉ đánh bắt bằng lưới kéo, lưới rê ở độ sâu hàng nghìn mét, dài hàng chục km. Thế hệ tàu đánh cá vỏ sắt mới ra đời, 2 bên mạn tàu đều có giàn lưới chụp, có thể điều khiển tự động kéo dài hàng chục mét…

Cửa mạn tàu thông với khoang dưới, chứa các thiết bị đánh bắt…

Ảnh: Mai Thanh Hải

Bạt che tầng 2 khoang sau lái, làm chỗ xếp các xuồng nhỏ

Ảnh: Mai Thanh Hải

Ông Trần Quang Phố (47 tuổi, ở X. Long Hải, Phú Quý, Bình Thuận), thuyền trưởng tàu BTh-96689.TS đã có thâm niên gần 30 năm đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa cho biết: “Đi đánh bắt ở khu vực nào mà thấy tàu cá Trung Quốc thì xác định việc đánh bắt rất vất vả. Họ đánh theo cách công nghiệp và ầm ĩ, sáng trưng cả vùng”.
Một số hình ảnh trang bị của tàu cá Trung Quốc, do phóng viên Thanh Niên ghi lại trong các chuyến công tác trên Biển Đông cùng lực lượng chấp pháp Việt Nam:

Vòi rồng tự động công suất cao trên đỉnh đài quan sát mũi tàu

Ảnh: Mai Thanh Hải

Trên tàu Việt Điện Ngư 42899, vòi rồng lại đặt trên nóc buồng lái

Ảnh: Mai Thanh Hải

Hệ thống thu phát vệ tinh nằm trên nóc buồng lái, cạnh giàn đèn led

Ảnh: Mai Thanh Hải

Thiết bị thu phát vệ tinh nằm trên đỉnh cọc lưới

Ảnh: Mai Thanh Hải

Trên cột hành trình nóc buồng lái, gắn camera zoom xa, hệ thống giám sát hành trình và rada. Phía sau cột là thiết bị thu phát vệ tinh và thiết bị lạ, được bọc vải bạt quân sự

Ảnh: Mai Thanh Hải

Các thiết bị gắn trên nóc tàu cá Trung Quốc Quỳnh Quỳnh Hải Ngư 80339

Ảnh: Mai Thanh Hải

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.