10 sai lầm khiến bạn luôn cháy túi

22/05/2017 10:00 GMT+7

Kiếm được tiền đã khó, tiết kiệm được tiền còn khó hơn. Hầu như ai cũng mắc phải những sai lầm khiến cho bản thân luôn lâm vào tình trạng cháy túi.

10. Không có quỹ dự phòng
Lập quỹ phòng là việc đầu tiên bạn nên làm để hạn chế rủi ro về tài chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ví dụ như: máy giặt bị hỏng, ô tô cần sửa chữa, con bạn kết hôn, và nhiều thứ khác. Đó là thực tế của cuộc sống! Nếu bạn không có quỹ dự phòng, bạn có thể sẽ phải mượn tiền khi xảy ra trường hợp khẩn cấp, và mượn tiền là một sai lầm.
Vậy bạn nên có bao nhiêu tiền trong quỹ dự phòng? Nguyên tắc tốt nhất là để dành số tiền tương đương với chi phí của 6 tháng sinh hoạt. Ngoài ra, hãy nhớ giữ quỹ dự phòng ở một nơi an toàn mà bạn chắc chắn lấy nó ngay khi cần. Đừng lo lắng khi bạn đã để dành quá nhiều. Cũng chẳng nên lấy quỹ dự phòng ra sử dụng hoang phí.
9. Không có định hướng tương lai
Theo một báo cáo của tạp chí Money thì có đến 57% người Mỹ không có định hướng tương lai, trong đó có đến 69% cha mẹ có con dưới 18 tuổi. Nếu không có định hướng tương lai, thì không thể quyết định điều gì nếu có chuyện xảy ra với con cái của bạn. Để tránh mắc phải sai lầm này thì bạn cần một định hướng. Và tham khảo các tài liệu, các thông tin để lập kế hoạch cho bất động sản và lập di chúc cho người sẽ thừa kế những thứ đó. Những giấy tờ này nên kèm theo giấy khám sức khỏe định kỳ để phòng bất trắc về pháp lý. Hãy chắc chắn cập nhật chúng thường xuyên nếu tình hình cuộc sống của bạn có những thay đổi.
8. Không có bảo hiểm
Bảo hiểm chính là một quỹ dự phòng rất lớn bổ sung quỹ dự phòng tiền mặt của bạn. Nó bao gồm những điều bạn không thể tiết kiệm, cũng như để bù đắp, hoặc thay thế, bảo vệ những tài sản lớn nhất mà bạn có nếu như bạn gặp những điều bất trắc. Ai mà đoán được sự nghiệp hay nhà cửa, cũng như số tiền mà bạn đang đầu tư sẽ gặp chuyện gì. Thậm chí nếu bạn gặp tai nạn có thể chết hoặc thương tích nghiêm trọng thì ai sẽ lo cho bản thân bạn và gia đình bạn. Vì điều đó nên tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm sau đây: tài sản, sức khỏe…
7. Kết hôn sai người
Có hai sai lầm lớn về tài chính liên quan đến hôn nhân: kết hôn với một người tiêu tiền quá nhiều và ly dị. Cuốn sách The Millionaire Next Door cho rằng: "Nếu gia đình của bạn tạo ra thu nhập vừa phải, và cả bạn và vợ hoặc chồng của bạn tiết kiệm thì bạn có cơ sở để trở nên giàu có và duy trì sự giàu có. Mặt khác, gia đình đó chẳng thể nào giàu được nếu một người tích lũy tài sản, còn người kia thì tiêu tiền hoang phí”.
Thêm vào đó, ly hôn là một cú sốc lớn đối với tài chính. Theo Journal of Sociology, những người ly hôn sẽ chứng kiến tài sản của mình bị giảm đến 77%. Nếu bạn cần phải thảo luận về tài chính với đối phương trước khi kết hôn. Một khi kết hôn, hãy giữ gìn hôn nhân và cùng nhau đưa ra các quyết định về tài chính.
6. Không tiết kiệm
Công thức cho sự thịnh vượng tài chính khá đơn giản: Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được và duy trì việc này trong một thời gian dài. Nếu bạn làm hai điều này, bạn sẽ giàu có vì bạn đang tiết kiệm tiền. Mặt khác, nếu bạn không tiết kiệm, bạn sẽ không tiến bộ về mặt tài chính. Nguyên tắc tốt nhất để tiết kiệm là để dành ít nhất 10% thu nhập của bạn. Một số người có thể đặt ra lý do và mục đích tiết kiệm mà bạn biết mình sẽ sử dụng trong tương lai: mua nhà, nghỉ hưu, ô tô, học phí cho con…
5. Chi quá nhiều tiền cho việc mua nhà
Nếu bạn đang muốn mua thì hãy tham khảo nguyên tác mà cuốn sách "Stop Acting Rich: …And Start Living Like A Real Millionaire" (Đừng tỏ ra giàu có và hãy băt đầu sống như một tỷ phú thật sự) đề cập. Bởi khi bạn chưa giàu có thì đừng bao giờ mua một ngôi nhà đòi hỏi khoản thế chấp lớn hơn gấp đôi thu nhập thực tế hằng năm của gia đình bạn.
4.Không chịu tiết kiệm từ sớm
Ví dụ, bắt đầu từ năm 20 tuổi, Smart Saver bắt đầu tiết kiệm 3.000 đô la mỗi năm. Sau 10 năm, tổng số tiền tích góp của cô ấy là 47.000 USD với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 8%. Cô để tiền phát triển với tỷ lệ lợi tức hằng năm là 8% trong 30 năm tới, thì ở tuổi 60, từ 47.000 USD sẽ tăng lên 472.000 USD. Chị gái của cô, Late Saver, chờ cho đến khi 30 tuổi, cô bắt đầu tiết kiệm 3.000 USD/năm. Không giống như Smart Saver đã ngừng tiết kiệm sau 10 năm, Late vẫn tiếp tục tiết kiệm. Cô tiết kiệm được hằng năm trong 30 năm, từ 30 tuổi cho đến khi cô 60 tuổi. Ở tuổi 60, tài khoản của cô chỉ có giá 367.000 USD. Vấn đề được rút ra từ bài học này là chúng ta nên tiết kiệm sớm, tiết kiệm thường xuyên và tiết kiệm nhiều hơn (theo phần trăm thu nhập của bạn).
3. Lún sâu vào nợ nần
AARP ghi nhận rằng: "Trong suốt cuộc đời, người Mỹ trung bình sẽ phải trả hơn 600.000 USD tiền lãi suất". Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản: Nếu bạn nợ, hãy bắt đầu những bước đi để thoát khỏi nợ nần. Nếu bạn đã không có nợ nần, đừng để bị mắc nợ.
2. Không cố gắng phát triển sự nghiệp
Sự nghiệp của bạn là nguồn tài sản quan trọng nhất. Một người Mỹ trung bình có thể kiếm được 2 triệu USD trong suốt cuộc đời của mình. Nhưng nếu người đó làm việc chăm chỉ và tăng thu nhập của mình ở mức 8% mỗi năm, anh ta có thể có thêm hơn 3 triệu USD. Nếu không, số tiền 2 triệu USD của anh ta có thể giảm xuống dưới 1 triệu USD (hoặc thậm chí còn ít hơn). Để tránh sai lầm này, bạn nên cố gắng làm việc để phát triển sư nghiệp của bạn.
Đừng từ bỏ công việc hiện tại khi mà vẫn chưa có công việc thay thế. Có thể bạn sẽ căng thẳng khi làm việc ở nơi bạn đang làm, nhưng không có đủ tiền để ăn thì cuộc đời còn tệ hại hơn nữa.
1. Chi tiêu hoang phí
Bước đầu tiên để đạt được sự giàu có là phải chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Nên nếu bạn chi tiêu quá nhiều, bạn đang làm tồi tệ thêm vào túi tiền của chính mình. Đây là những gì cuốn sách "Stop Acting Rich" từng đề cập: “Hầu hết đa số mọi người sẽ không bao giờ kiếm được 10 triệu USD trong suốt cuộc đời của mình. Trên thực tế, hầu hết các gia đình dường như không kiếm được từ 200.000 USD trở lên mỗi năm. Vì vậy, nếu bạn không có khả năng làm giàu bằng cách tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ, cách duy nhất bạn có thể làm là lập kế hoạch, tiết kiệm và đầu tư". Có hai loại chi tiêu quá mức có thể làm hỏng tài chính của bạn. Thứ nhất là chi tiêu quá nhiều vào những thứ lặt vặt. Chi tiêu quá nhiều vào nhà cửa, ô tô, thuyền, nhà nghỉ dưỡng.
Lời than phiền phổ biến nhất từ những người không có được ngân quỹ cân bằng là: "Tôi không kiếm đủ tiền". Thật sự, không phải là số tiền mà những người này làm ra không quan trọng bằng số tiền mà họ chi tiêu. Chi tiêu quá mức là sai lầm số 1 về tiền bạc, bởi dù thu nhập của bạn là bao nhiêu, nếu bạn chi tiêu hết tất cả thì bạn đang mất đi cơ hội trở nên giàu có.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.