Khởi nghiệp từ kí túc xá đại học và công ty 600 triệu đô

23/12/2016 07:00 GMT+7

Công ty Dyn vừa được hãng Oracle tuyên bố mua lại với giá hơn 600 triệu đô nhưng ít người biết trước đó dự án này của nhà sáng lập Jeremy Hitchcock từng lâm vào tình trạng gần như phá sản.

Dyn hoạt động như một dịch vụ có tên gọi “tên miền máy chủ” (DNS). DNS chuyển đổi địa chỉ web mà bạn vừa nhập vào trình duyệt (ví dụ như : www.thanhnien.vn) thành địa chỉ số IP mà máy tính sử dụng.
Jeremy Hitchcock và người đồng sáng lập Tom Daly, thành lập Dyn vào thời điểm họ 20 tuổi, như một dự án có nguồn mở và miễn phí trong khi học đại học tại Viện nghiên cứu Worcester Polytechnic (nước Anh).
Jeremy Hitchcock Ảnh: Dyn
Văn phòng của công ty chính là phòng ở tại kí túc xá, thời điểm đó rất khó khăn, dự án của họ suýt bị đóng cửa vì hết tiền. Hitchcock đã lập ra nút “quyên góp” trên mạng và kêu gọi “nếu không có 25.000 USD vào cuối tuần sau thì công ty sẽ đóng cửa”. May mắn cư dân mạng đã không làm họ thất vọng, cuối tuần đó họ nhận được khoản tiền 40.000 USD. Với số tiền quyên góp vào thời điểm đó đã giúp công ty vượt qua khó khăn và mở ra hướng đi mới. Hitchcock và Daly đã quyết định biến dự án Dyn thành công việc kinh doanh thực thụ.
Hitchcock gọi cho York, một người bạn trung học sống ở Los Angeles, và nhờ anh ta chuyển đến nhà mình để giúp họ làm marketing. Và trong suốt 11 năm công ty không cần nhận thêm bất kì khoản tiền từ nguồn vốn của các nhà đầu tư mạo hiểm.
Trong thời gian đó, Dyn phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, nó đã có hơn 450 nhân viên và 3.500 khách hàng doanh nghiệp, bao gồm những cái tên lớn như: Netflix, Twitter, Pfizer, và CNBC. Dyn nhận tiền đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm lần đầu với số tiền 38 triệu đô vào năm 2012, sau đó gây quỹ được 50 triệu đô. Thời điểm này người đồng sáng lập Daly rời công ty, Hitchcock cũng quyết định từ nhiệm vị trí CEO, chỉ giữ chức cố vấn trong ban điều hành. Anh dành thời gian giúp thành lập cộng đồng khởi nghiệp ở Manchester, trở thành 1 nhà đầu tư lớn và hỗ trợ 17 dự án khởi nghiệp khác.
Dyn đã trở thành tâm điểm hồi tháng trước khi một lượng lớn “từ chối dịch vụ” tấn công vào nó. Những hacker đã không đột nhập vào Dyn mà chỉ làm nó bị quá tải tạm thời. Nhưng cuộc tấn công này đã không làm ảnh hưởng gì đến các cuộc họp về việc mua lại Dyn của tập đoàn Oracle, dù những cuộc họp này đã diễn ra trước các cuộc tấn công.
Oracle đã lên kế hoạch tích hợp Dyn với dịch vụ điện toán đám mây của mình. Tập đoàn này muốn có được Dyn với lý do tương tự như việc Google đã chi 625 triệu đô để mua lại Apigee, một công ty có doanh thu 92 triệu đô mỗi năm.
Oracle bị tuột lại khá xa so với người dẫn đầu trong thị trường cơ sở hạ tầng điện toán đám mây, dịch vụ web Amazon. Dyn đã cho Oracle 3500 khách hàng để cố gắng bán thêm các dịch vụ khác nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.