Vụ 'thoát án tử hình nhờ… bị tâm thần': Y án chung thân kẻ thủ ác

Sau phiên phúc thẩm của TAND tối cao tại TP.Đà Nẵng, bị cáo 'bị tâm thần' được tuyên y án chung thân. Trước đó gia đình nữ công nhân xấu số cho rằng mức án chung thân là quá nhẹ.

Ngày 2.8, tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam), TAND tối cao tại Đà Nẵng mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án giết nữ công nhân rồi vùi xác dưới ruộng gây chấn động dư luận Quảng Nam hồi tháng 9.2014.
Bị cáo Lê Phúc tại phiên phúc thẩm NGUYỄN VĂN
Bị cáo Lê Phúc (tức Dít Em, 25 tuổi, trú thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình) bị tuyên y án chung thân về tội “giết người”.
Đây là mức án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên hôm 29.3 trong phiên xét xử sơ thẩm (và buộc đền bù hơn 130 triệu đồng) sau khi Lê Phúc sát hại nữ công nhân Nguyễn Thị Tuyết (20 tuổi, trú xã Bình Quý, H.Thăng Bình) rồi chôn xác phi tang.
Tuy nhiên, gia đình nạn nhân kháng cáo bản án sơ thẩm vì cho rằng mức án quá nhẹ, nên kháng cáo.
Theo cáo trạng, do bực tức về việc trước đây bị người nhà chị Tuyết đánh, Phúc nảy sinh ý định chặn đường nạn nhân để giết. Tối 10.9.2014, Phúc ra đoạn kênh cách nhà khoảng 1 cây số ngồi chờ, rồi chặn xe chị Tuyết dùng rựa chém nhiều nhát khiến nạn nhân nằm bất động.
Quá trình thủ ác, Phúc có nhiều hành vi man rợ và lạnh lùng, như kéo nạn nhân qua khỏi đường kênh, đặt nằm ngửa trên bờ ruộng rồi có một số hành vi sờ mó thân thể; khi nạn nhân cử động, lại dùng rựa tiếp tục tấn công. Thậm chí dùng áo ngực của chính nạn nhân để cột 2 tay quặt ra phía sau để sát hại, đào hố chôn xác…
Xe máy của nạn nhân cũng bị Phúc đẩy xuống suối cách đó 1 cây số, còn các vật dụng khác (điện thoại, mũ bảo hiểm…) bị ném vào bụi rậm để phi tang. Hơn 3 ngày sau, thi thể nạn nhân mới được phát hiện.
Trong quá trình điều tra, bị can Phúc có biểu hiện tâm thần và được gia đình cung cấp hồ sơ khám bệnh của Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng. Trung tâm Giám định phám y tâm thần Đà Nẵng cũng kết luận: Trước, trong, sau khi gây án Lê Phúc bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Thể bệnh của hung thủ được xác định là “loạn dục phô bày”.
Trong giai đoạn truy tố, Phúc cũng bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc. Khi đã ổn định về tâm thần và hành vi mới được phục hồi điều tra, sau đó đưa ra xét xử sơ thẩm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.