Góc nhìn phóng viên: Đừng “khoán trắng” cho chủ nuôi thú dữ

Đỗ Trường
Đỗ Trường
13/06/2019 06:26 GMT+7

Câu chuyện thú hoang dã ở Bình Dương tấn công người trong những ngày vừa qua khiến dư luận quan tâm về sự an toàn cho người nuôi và cũng không ít lo lắng khi những con thú dữ sổng chuồng.

Nhiều năm qua, 2 cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã ở Bình Dương là doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh và Công ty Bia Thái Bình Dương nằm ngay sát khu dân cư và các khu nhà trọ.
Hằng năm, cơ quan chức năng vẫn kiểm tra để cấp phép nhưng vẫn không đề cập đến sự an toàn cho người dân sống cạnh các chuồng nuôi thú dữ này.
Chỉ đến khi xảy ra sự cố chết người, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương mới lên tiếng cho rằng do “tai nạn đáng tiếc”. Qua ghi nhận thực tế, chúng tôi nhận thấy điều kiện chuồng trại nuôi nhốt của 2 cơ sở này quá sơ sài; kết cấu (tường gạch, song sắt một lớp) mỏng manh như chuồng nuôi heo. Vậy vì lý do gì Cơ quan kiểm lâm Bình Dương không nhận ra điều này?
Sau khi xảy ra vụ hổ vồ người ở doanh nghiệp tư nhân Thanh Cảnh, cơ quan kiểm lâm và Sở NN-PTNT Bình Dương có báo cáo gửi UBND tỉnh Bình Dương trong đó có nội dung, hằng năm, Chi cục Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc nuôi nhốt động vật hoang dã tại địa phương, đặc biệt đối với loài động vật hoang dã hung dữ tổ chức kiểm tra mỗi năm 4 đợt, hướng dẫn chủ nuôi xây dựng nội quy, biển báo, biển cấm đặt tại khu vực nuôi nhốt thú; lập cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn về chuồng trại, không để thú sổng chuồng gây nguy hại đến tính mạng người nuôi và nhân dân xung quanh vùng.
Đáng nói, có vẻ mọi biện pháp phòng ngừa, an toàn đều được “khoán trắng” cho chủ nuôi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.