CSGT soi xăm trổ, hiểu sao cho đúng?

03/08/2016 09:55 GMT+7

'Bắt đầu từ hôm nay 1.8, một công dân xăm kín người như tôi sẽ được quy vào diện vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông hơn những người bình thường khác'.

Đó là câu mở đầu trong một status của một chủ tài khoản facebook tự nhận vừa trở về từ một ngôi trường của Anh quốc với tấm bằng cử nhân kinh tế để góp phần vào việc xây dựng đất nước nhưng lại gặp cảnh trái ngang trong sự vận hành pháp luật của Việt Nam.
Chỉ sau 24 giờ, status nhanh chóng nhận được hơn 40.000 like và hơn 5.000 lượt share. Những con số thật ấn tượng và đương nhiên nó sẽ mau chóng cán đích trong cuộc đua trở thành status hot nhất khi bàn đến việc cảnh sát giao thông lưu ý đến đối tượng xăm trổ.
Tôi đọc thấy comment đa phần ủng hộ anh và đám đông bắt đầu la toáng, kêu gào về sự kì thị của điều luật, về việc vi phạm nhân quyền của Việt Nam khi trong bài viết của mình anh mặc định rằng đã xăm trổ sẽ bị yêu cầu dừng xe để phạt.
Một nhạc sĩ và là một facebooker nổi tiếng cũng đồng thuận trong cách nhìn nhận vấn đề này: "Việc xăm trổ cũng như nhuộm tóc, đeo vòng mũi...là quyền tự do của mỗi con người. Dân Lạc Việt ngày xưa đi rừng lặn biển cũng có đủ hình trên người theo quan niệm để tránh thú dữ, thuồng luồng. Việc ngành công an đột nhiên giở thói soi mói tự do cá nhân người khác vô cớ, đương nhiên phải bị coi là quan điểm kì thị- do không có cơ sở pháp luật nào đứng về phía cảm tính ấy".
Tôi đã đọc toàn văn Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt các lỗi giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.8, tuyệt nhiên không hề thấy bất kỳ dòng chữ nào liên quan đến việc cảnh sát soi kĩ đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo vi phạm giao thông.
Những nhận định này được viết đầy chăm chút nhưng rất tiếc tôi nghĩ những nhân vật tôi đề cập trên đây hình như đã gặp khó khăn trong kĩ năng đọc hiểu thông tin trên báo chí. Hoặc ít ra là họ chưa từng đọc qua Nghị định 46.
Tôi đã đọc toàn văn Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt các lỗi giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.8, tuyệt nhiên không hề thấy bất kỳ dòng chữ nào liên quan đến việc cảnh sát soi kĩ đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo vi phạm giao thông.
Đó là chưa kể trên khắp các mặt báo viết rất rõ ràng "Theo đó, bắt đầu từ ngày 1.8, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) sẽ tập trung tuần tra từ 6 giờ 30 đến 24h, xử phạt người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy vi phạm quy định của pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Lực lượng CSCĐ tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên cũng như các đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo cố tình vi phạm pháp luật". Nghĩa là, các đối tượng xăm trổ NẾU vi phạm pháp luật sẽ được lưu tâm xử lý.
Cảnh sát chẳng vô cớ mà soi họ như cách hiểu mà đám đông mong.
Tôi không hiểu tại sao người ta lại có thể phớt lờ 6 chữ "cố tình vi phạm pháp luật" để lái quan điểm theo ý họ muốn.
Ngay cả trên Báo Phụ nữ TPHCM, bình về việc này, một nhà báo cho rằng: "Có thể nói, nội dung này sẽ đem lại nhiều bất lợi cho những ai có sở thích xăm trổ. Đương nhiên, khi ra đường với những hình xăm chằng chịt trên người, họ sẽ là đối tượng bị CSCĐ chú ý tới nhiều hơn".
"Đã đến lúc CSGT lấy lại uy lực thực thi pháp luật". Đó là tựa đề của một bài báo nói về những cố gắng của CSGT hiện nay kèm với việc ban hành Nghị định 46. Tôi nghĩ rằng việc rối loạn trật tự giao thông ở nước ta bắt nguồn từ hai phía. Đành rằng, hình ảnh CSGT đã bị méo mó rất nhiều vì sự lạm quyền nhưng xin đừng chối bỏ những nỗ lực cải thiện hình ảnh của họ bằng việc đổ thêm dầu vào lửa trong việc xuyên tạc những nghị định hợp lý lúc này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.