Có nên cho Trúc cơ hội sống?

27/12/2013 08:25 GMT+7

Trong một diễn biến khá bất ngờ, ngày 25.12.2013, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Hồ Duy Trúc (20 tuổi, quê Ninh Thuận) mức án tử hình, Trần Văn Luông (25 tuổi) tù chung thân về tội cướp tài sản.

Trong một diễn biến khá bất ngờ, ngày 25.12.2013, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Hồ Duy Trúc (20 tuổi, quê Ninh Thuận) mức án tử hình, Trần Văn Luông (25 tuổi) tù chung thân về tội cướp tài sản.

Xem thêm:
>> Tử hình Hồ Duy Trúc và bài học về cách dạy con
>> Cần tuyên tử hình đối tượng cầm đầu vụ 'chặt tay cướp SH
>> Cảnh sát tư pháp quá ‘hiền’
>> Mẹ của kẻ 'chặt tay cướp xe SH' đòi lao đầu vào xe chở phạm nhân
>> Án tử hình kẻ 'chặt tay cướp xe SH': Tòa xử 'ác'?
>> Tuyên án tử hình đối tượng cầm đầu băng cướp 'chặt tay cướp xe SH


Hồ Duy Trúc, kẻ cầm đầu băng cướp gây chấn động dư luận, bị đề nghị mức án tù chung thân - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Mức án nặng nhất tòa dành cho Trúc được đông đảo quần chúng ủng hộ. Trước khi phiên tòa kết thúc, hàng loạt ý kiến kêu gọi tòa xử tử hình đã được đưa ra. Cuối cùng, nguyện vọng của số đông đã được tòa lắng nghe và áp dụng cho Trúc.

Quần chúng hoan nghênh bản án mà TAND TP.HCM đã tuyên, cho rằng đó là một bản án nghiêm minh, trừng phạt thích đáng kẻ phạm tội, và quan trọng hơn, nó đủ sức răn đe những tên côn đồ khác. Họ tin rằng pháp luật mạnh tay trừng phạt Trúc như vậy sẽ góp phần đảm bảo bình an cho nhân dân!

Không có gì phải bàn cãi về điều này. Tuy vậy, vẫn còn đó nỗi day dứt, thậm chí cả âu lo, sau cái án đặc biệt này.

Ở tuổi 20 còn kém hiểu biết và cũng không hề có ý giết người, liệu Trúc có đáng phải trả giá bằng cả mạng sống của mình? Bị tử hình, Trúc được xếp ngang hàng với những kẻ chủ tâm giết người ngay từ đầu, và thực hiện nó bằng mọi biện pháp cho tới cùng, kể cả phân thây, đốt xác nạn nhân.

Nhưng với Trúc điều gì cũng không quan trọng, bởi có làm thì phải có chịu. Nhiều khi làm, Trúc có thể quá tay với nạn nhân thì khi chịu, Trúc có thể cũng phải chịu quá một chút, phải chấp nhận. Có điều, việc xử Trúc như vậy liệu đã thực sự tốt cho chúng ta về sau?

Việc xử nặng Trúc có thể sẽ làm giảm bớt số vụ cướp bóc tàn bạo kiểu này trong tương lai. Nhưng ai dám chắc, nó không đẩy những vụ cướp bóc (vốn không thể tránh khỏi trong xã hội) lên mức độ cao hơn thường lệ? Nếu chặt tay nạn nhân cướp đồ phải chết mà giết người hoặc giết thêm người để bịt đầu mối cũng chết, liệu những những kẻ trộm cướp ít hiểu biết và nhiều ngông cuồng có phân vân khi ra tay sau này?

 
Phương, Sơn, Tuyền (từ trái qua), những kẻ trong băng cướp do Hồ Duy Trúc cầm đầu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Tôn Tử đã nói, khi đánh kẻ thù, luôn phải để cho chúng một đường thoát. Dồn kẻ địch tới đường cùng, kẻ địch sẽ không do dự làm những điều ngông cuồng ngoài sức tưởng tượng, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho chính mình về sau, dù lúc này mình đang thắng.

Chúng ta lên án Trúc và đòi hỏi phải có bản án thật thích đáng. Không cần phải nghĩ cho Trúc nữa, nhưng giờ là lúc nghĩ cho chúng ta. Liệu có nên cho Trúc một lối thoát, để trong những sự vụ nguy hiểm sau này, nạn nhân cũng sẽ có một lối thoát để giữ sinh mệnh mình? Bởi khi đó, chúng biết nếu để nạn nhân sống, chúng vẫn có cơ hội sống.

Nhật Vy *

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một nhà báo sống tại TP.HCM

>> Tóm gọn băng cướp tài sản người nước ngoài ở Mũi Né
>> Bắt khẩn cấp kẻ hiếp dâm rồi cướp tài sản
>> Bắt 2 nghi phạm cướp tài sản của tài xế taxi
>> Phạt tù hai kẻ giết tài xế taxi cướp tài sản

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.