Angelina Jolie có quá vội vàng khi cắt bỏ ngực?

15/05/2013 23:20 GMT+7

(iHay) Nhiều người cảm thấy tiếc và cho rằng quyết định phẫu thuật bỏ ngực của Jolie có chút vội vàng. Liệu cô còn lựa chọn nào khác tốt hơn?

(iHay) Trước sự kiện nữ ngôi sao Hollywood Angelina Jolie quyết định cắt bỏ bộ ngực ngàn vàng của mình để ngăn ngừa bệnh ung thư vú, nhiều người cảm thấy tiếc và cho rằng quyết định của Jolie có chút vội vàng. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ngắn với Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam để nhận định về câu chuyện này.

>> Đám cưới Angelina Jolie và Brad Pitt sẽ diễn ra trong nay mai
>> Angelina Jolie trở thành biểu tượng anh hùng sau khi cắt bỏ núi đôi
>> Angelina Jolie viết tâm thư trải lòng chuyện cắt bỏ ngực

* Chắc giáo sư đã biết tin gây xôn xao là Angelina Jolie quyết định cắt bỏ bộ ngực của mình để ngừa ung thư?

Tôi có xem tin tức và biết trường hợp của Angelina Jolie. Jolie trong tiếng Pháp có nghĩa là “đẹp”. Quả thật đó là một nữ diễn viên rất đẹp, rất quyến rũ. Một ngôi sao nổi tiếng, quyến rũ mà quyết định cắt bỏ bộ ngực của mình thì quả thật rất dũng cảm. Đó là quyết định hết sức khó khăn.


Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng

Từ việc này có thể thấy rằng các ngôi sao hay người nổi tiếng ở phương Tây người ta mạnh dạn công khai bệnh tật của họ, thậm chí là bệnh ung thư để người khác nhìn vào và thấy được đường hướng điều trị. Đó là điều rất hay, vì thật sự việc cắt bỏ bộ ngực nghe đáng sợ lắm chứ.


Angelina Jolie nói rằng cô làm điều này vì không muốn các con mất mẹ bởi căn bệnh ung thư - Ảnh: Splash

* Nhiều người khi đọc tin Angelina Jolie cắt bỏ bộ ngực của mình thì cho rằng ngôi sao này đã quá cẩn thận và hơi vội vàng trong quyết định của mình. Giáo sư có đồng tình với nhận định đó?

Hiện nay ở Mỹ hay châu Âu, người ta rất chú ý việc xét nghiệm gen để phát hiện nguy cơ ung thư vú. Cụ thể là 2 loại gen BRCA1 và BRCA2. Được biết cô Jolie đã được mổ vì xét nghiệm gen cho thấy cô có gen BRCA1, có nguy cơ gây ung thư vú 87% và còn có thể gây ung thư buồng trứng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp phát hiện thấy có 1 trong 2 loại gen gây nguy cơ ung thư vú cao nói trên nhưng không phải cứ như thế là ung thư vú lại trổ ra.

 
Tôi rất tôn trọng quyết định của Angelina Jolie
Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng

Nên nói rõ là Jolie chưa mắc ung thư nhưng do lo sợ vì mẹ cô cũng qua đời vì ung thư buồng trứng, đồng thời cô thương các con nên cô lựa chọn như vậy. Do đó có thể hiểu được quyết tâm của Angelina Jolie trong trường hợp này. Cho nên tôi rất tôn trọng quyết định của Angelina Jolie.

Hiện nay ở Mỹ có nhiều phụ nữ quyết định tương tự như Angelina Jolie và cũng có nhiều bác sĩ chấp thuận điều trị như đã điều trị cho Jolie. Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ quyết định như vậy. Và không phải tất cả các bác sĩ đều chấp thuận "đoạn nhũ" 2 bên để phòng ngừa. Nhưng cần nhắc là với sự hiểu biết và tiến bộ về điều trị bệnh ung thư vú cùng trình độ phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng cao thì tôi nghĩ việc phẫu thuật của Jolie không ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp thẩm mỹ của cô ấy vì sau mổ có thể trả lại vẻ đẹp bộ ngực bình thường.


Do có nỗi lo lớn về con cái, Jolie đã quyết định chọn giải pháp an toàn nhất - Ảnh: Rex

Tôi cũng xin nhấn mạnh là ở nước ngoài thì giải pháp Jolie chọn là giải pháp được chấp nhận nhưng không phải phụ nữ nào và thầy thuốc nào cũng chấp nhận nó. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân theo dõi sát các trường hợp này, bằng siêu âm nhũ ảnh.

Ở nước ngoài thì giải pháp Jolie chọn là giải pháp được chấp nhận nhưng không phải phụ nữ nào và thầy thuốc nào cũng chấp nhận nó. Còn lựa chọn như Jolie là "làm một cú cho chắc ăn"
Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng
Đặc biệt hiện nay còn có phương pháp mới là cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú, rất an toàn không gây tác hại, có thể giúp bệnh nhân còn trẻ, phát hiện được bất thường trong vú, qua đó chẩn đoán sớm. Đó là điều kiện để có thể điều trị bảo tồn ngực và điều trị có kết quả cao. 

Còn lựa chọn như Jolie là "làm một cú cho chắc ăn". Phải cân nhắc giữa 2 giải pháp, tùy theo tâm lý phụ nữ và cần có sự cân nhắc thật kỹ lưỡng từ bác sĩ điều trị. Ở Việt Nam theo tôi biết chưa có xét nghiệm gen BRCA1 và BRCA 2 nên giải pháp của Jolie không có ở nước ta. 

Do đó, phụ nữ nên theo dõi sát khi có nguy cơ cao. Chẩn đoán sớm thì đường hướng xử lý tốt, có thể bảo tồn tuyến vú, tạo hình tuyến vú.


Bức ảnh Angelina Jolie để bạch mã hôn lên bầu núi đôi làm "điêu đứng" hàng triệu con tim khắp
thế giới - Ảnh: Christie's

Thậm chí, ngày nay những trường hợp nguy cơ cao người dân ở Mỹ được khuyên còn có thể dùng thuốc kháng estrogen (nội tiết tố nữ), có tên là Tamoxifen. Dùng thuốc này ở liều lượng hợp lý,  đúng thời gian cho phép thì có khả năng làm giảm phân nửa nguy cơ bị ung thư. Giải pháp này đang được khuyến khích dùng, nhưng không phải người nào cũng yên tâm

* Giáo sư có lời khuyên nào dành cho phụ nữ có nguy cơ cao ung thư vú tương tự như trường hợp của Angelina Jolie?

Người có mẹ hay chị, em ruột bị ung thư vú thì cần lưu tâm hơn bình thường, tầm soát ung thư,  tự khám tuyến vú, siêu âm định kỳ để phát hiện bất thường. Từ tuổi 40 nên chụp nhũ ảnh, đặc biệt là biện pháp cộng hưởng từ MRI đã nói ở trên, dùng cho người trẻ tuổi để phát hiện sớm hơn trường hợp có nguy cơ cao.

* Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ của giáo sư.

Trần Ka (thực hiện)

>> Lộ ảnh kém xinh thời tuổi teen của Angelina Jolie
>> Angelina Jolie cấm con nghe nhạc của Rihanna
>> Angelina Jolie hục hặc với mẹ chồng vì quần áo của Shiloh
>> Con gái 4 tuổi của Jolie và Pitt nối nghiệp bố mẹ
>> Brad Pitt mua trường bắn tặng Angelina Jolie?
>> Angelina Jolie tất bật chuẩn bị cho ngày Halloween
>> Brad Pitt và Angelina Jolie sẽ tiến về Úc?
>> Rượu vang của Brad Pitt và Angelina Jolie đắt hơn tôm tươi
>> Angelina Jolie bán nữ trang xây trường học
>> Mai Phương Thúy tái hiện kiểu khoe chân gây tranh cãi của Angelina Jolie
>> Đấu giá bức ảnh ngựa "hôn" ngực trần Angelina Jolie
>> Người phụ nữ đẹp nhất thế giới" Angelina Jolie ngày càng "da bọc xương
>> Angelina Jolie đã cắt bỏ bộ ngực ngàn vàng để ngừa ung thư vú

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.