Cải tiến đàn sến ba dây

29/07/2009 23:07 GMT+7

Trong việc trình diễn âm nhạc tài tử mang tính cộng đồng ở miền Tây Nam Bộ hiện nay, nhạc công thường sử dụng hai cây đàn chủ lực là ghi-ta phím lõm và đàn sến cùng với song lang giữ nhịp.

Cây đàn sến hai dây là cây đàn thông dụng; nhưng rất ít nhạc công biết sử dụng đàn sến ba dây. Hiện tại, được biết ở Cần Thơ chỉ có một người sử dụng thành thạo cây đàn này, đó là nghệ nhân Trần Minh Đức. Đàn sến ba dây nguyên thủy có nguồn gốc từ Tần Cầm (cây đàn của đế chế Tần Thủy Hoàng, 221 - 207 Tr.CN). Tiếng Hoa phát âm Tần Cầm là Xỉn Xỉn (Qin Qin), vì vậy âm sến là biến âm của tên cây đàn do người Hoa mang theo trong quá trình nhập cư vào miền Tây Nam Bộ. Tần Cầm còn được gọi là Mai Hoa Cầm vì bầu đàn hình hoa mai sáu cánh, cần đàn có 12 phím, trong khi đàn sến 2 dây cần đàn có 14 phím.

Chúng tôi đã cải tiến đàn sến ba dây từ 12 phím thành 14 phím cho đúng 2 bát độ trong mỗi dây, với âm vực như sau: Dây 1 (dây buông): liêu - tương đương nốt Là; dây 2 (dây buông): xang - tương đương; dây 3 (dây buông): hò -  tương đương La. Và thật tuyệt khi sử dụng đàn sến ba dây để đàn Xuân Nữ, Bài Chòi Nam Trung Bộ hay những nhạc phẩm mang âm hưởng dân ca như Một lần dang dở của Nhật Ngân, Điệu buồn Phương Nam của Vũ Đức Sao Biển..., đặc biệt là Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Đàn sến ba dây vừa reo được giòn giã như tiếng mandoline, lại vừa nhấn nhá rất mùi như tiếng đàn kìm khi đàn vọng cổ. Bước đầu chúng tôi đã tìm được nguồn gốc của đàn, tên gọi, ý nghĩa con dơi trên đỉnh cần đàn, cách móc dây để treo cây đàn thật mỹ lệ. Hiện tại, chúng tôi đang cùng các nhạc công trong ban nhạc tài tử giảng dạy cho sinh viên Mỹ (Đại học SIT) gìn giữ, tiếp tục học và nghiên cứu cây đàn sến ba dây này.                             

Lê Đình Bích - Alexander M.Cannon

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.