Đạo diễn Lương Đình Dũng kể chuyện cổ tích về tình phụ tử

06/04/2016 17:38 GMT+7

Năm 2011, khi tham dự khóa học của nhà biên kịch đến từ Hollywood - Pilar Alessandra, Lương Đình Dũng đưa kịch bản Cha cõng con để bà góp ý. Pilar Alessandra đã khóc khi đọc kịch bản và quyết định tham gia biên tập cho anh.

Năm 2011, khi tham dự khóa học của nhà biên kịch đến từ Hollywood - Pilar Alessandra, Lương Đình Dũng đưa kịch bản Cha cõng con để bà góp ý. Pilar Alessandra đã khóc khi đọc kịch bản và quyết định tham gia biên tập cho anh.

Hình ảnh trong phim Cha cõng conHình ảnh trong phim Cha cõng con

Cha cõng con được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Lương Đình Dũng, một câu chuyện cổ tích về tình phụ tử của cha con cậu bé tên Cá. Thế giới của Cá chỉ là dòng sông, là bãi cỏ lau, là những món đồ chơi tôm, cá bằng gỗ mà cha khắc cho. Thỉnh thoảng, những chiếc máy bay mà cha vẫn gọi là “con chim sắt” từ đâu bay qua thế giới của Cá làm cậu tò mò và tưởng tượng về vùng đất khác. Cậu ước một ngày được đến vùng đất ấy, được chạm vào “con chim sắt”. Nhưng Cá đã không thể kịp thực hiện ước mơ, cũng như không thể đợi cha bắt hàng triệu con cá để chữa khỏi bệnh cho mình...

Cha-cong-con
Bộ phim lấy bối cảnh chính ở Bắc Mê, Hà Giang
Năm 2011, khi tham dự khóa học của nhà biên kịch đến từ Hollywood - Pilar Alessandra, Lương Đình Dũng đã đưa kịch bản Cha cõng con để bà góp ý. Pilar Alessandra đã khóc khi đọc kịch bản và quyết định tham gia biên tập kịch bản cho anh.

Lương Đình Dũng đã mất thời gian dài để chuẩn bị cho bộ phim, trong đó có việc lựa chọn diễn viên. Anh lên đường đi khắp các trại trẻ mồ côi để tìm cậu bé đóng nhân vật Cá và những người bạn của cậu. “Những đứa trẻ mồ côi có nét gì đó man mác buồn, nhưng trong đôi mắt chúng luôn ánh lên những ước mơ”, Lương Đình Dũng nói.

Cha-cong-con
Cha cõng con được ấp ủ trong suốt 3 năm
Gần như các diễn viên trong phim đều không quen mặt, bởi đạo diễn muốn khán giả thấy câu chuyện được kể một cách dung dị nhất. Ngay cả vai chính người cha, đạo diễn cũng muốn nét diễn của diễn viên không chuyên, và người được mời là Ngô Thế Quân, từng được biết đến qua vai diễn Giang Minh Sài, phim Thời xa vắng. Tuy Ngô Thế Quân không phải là diễn viên chuyên nghiệp, nhưng đạo diễn Lương Đình Dũng tin rằng, sự giản dị và tình cảm trong tính cách của Quân sẽ tạo nên một nhân vật người cha thật đẹp.
Vai diễn quen mặt duy nhất có lẽ là NSƯT Trần Hạnh. Trong phim, nghệ sĩ vào vai diễn người ông nghèo phải đi trộm gà để nấu cháo cho người cháu bị bệnh.
Cha-cong-con
NSƯT Trần Hạnh vào vai người ông chăm cháu bị bệnh
Cha cõng con được bấm máy từ tháng 7 năm ngoái, với bối cảnh được thực hiện chủ yếu tại Bắc Mê, Hà Giang. Lương Đình Dũng nói, trong phim, anh cố gắng giữ những hình ảnh thiên nhiên một cách thật nhất và gần như không dùng kỹ xảo. Anh muốn để khán giả được ngắm nhìn những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng cao. Phần kỹ xảo được thực hiện chủ yếu khi tạo nên thế giới tưởng thưởng của cậu bé Cá.

Bộ phim được chốt những cảnh dựng cuối cùng vào cuối tháng 3 vừa qua. Đạo diễn Lương Đình Dũng đã đưa Cha cõng con tới Hàn Quốc để thực hiện phần hậu kỳ. Bộ phim dự kiến ra mắt khán giả vào tháng 6 tới. “Tôi hy vọng, sau khi bộ phim ra mắt, khách du lịch tìm đến Hà Giang ngày càng nhiều”, Lương Đình Dũng nói.

Quảng bá vẻ đẹp Việt Nam ra thế giới cũng là ước muốn của nhà làm phim này. Chính bởi vậy, tiếp sau Cha cõng con, Lương Đình Dũng sẽ phối hợp cùng ê - kíp chuyên nghiệp từ nước ngoài thực hiện bộ phim tài liệu đặc tả những cảnh đẹp của nhiều tỉnh, thành trên đất nước.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.