Đồng nghiệp mâu thuẫn trên ghế nóng, ca sĩ hải ngoại nói gì?

23/08/2016 14:49 GMT+7

Ngày càng nhiều nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam ngồi 'ghế nóng'. Nhân dịp tụ hội chuẩn bị cho Đêm tình nhân 3 , Tuấn Ngọc, Quang Lê, Bằng Kiều và Thanh Hà đã chia sẻ rất thẳng thắn về việc ngồi 'ghế nóng' gameshow Việt hiện nay.

Tuấn Ngọc: Khen chê là chuyện bình thường
Tôi nhận lời ngồi “ghế nóng” chương trình Tiếng hát xanh với các thí sinh muốn tham dự phải có số tuổi từ 40 trở lên. Mà con người chúng ta, càng lớn tuổi thì những thú vui của mình lại càng giới hạn và vì vậy hát, đối với tôi, là một cái thú vui riêng rất đáng được khuyến khích vì rất tốt cho tinh thần lẫn thể xác.
Tôi ít nói vì tôi vẫn nghĩ theo cái quan niệm của người xưa là hành động lớn hơn lời nói. Mà làm giám khảo, dù muốn hay không là phải nói. Cũng vì lý do đó mà tôi đã từ chối những lời mời làm giám khảo từ trước đây.
Khi tôi đã nhận lời làm một việc gì tôi đều cố gắng với tất cả khả năng của tôi. Đây là lần đầu tiên tôi làm giám khảo và tôi cũng chỉ dựa và sự hiểu biết về âm nhạc của tôi để cố gắng làm đúng vai trò của mình trong phạm vi người giám khảo. Cả đời tôi đứng ở trên sân khấu, khen chê là chuyện bình thường. Nhiều khi tôi còn học hỏi được nhiều ở trong sự thất bại nữa.
Về những mâu thuẫn trên ghế nóng, theo tôi chẳng có gì che giấu dưới ánh sáng mặt trời cả. Tôi chỉ làm giám khảo thôi chứ tôi có làm chuyện gì đáng sợ đâu. Nếu một người bạn của tôi sẽ không yêu tiếng hát của tôi nữa vì lần này tôi làm giám khảo thì đó là một điều rất khó hiểu đối với tôi.
Quang Lê: Yêu cầu tôi dàn dựng scandal thì tôi không chấp nhận
Đồng nghiệp mẫu thuẫn trên ghế nóng, ca sĩ hải ngoại nói gì? 1
Quang Lê
Tôi không biết đó có phải do dàn dựng hay do chính mâu thuẫn xuất phát từ cá tính của các nghệ sĩ. Hoặc một câu chuyện khác: nhạc sĩ nổi tiếng như Quốc Trung tự nhiên lên báo chê dòng nhạc bolero là sến, ngay sau đó người ta thấy anh ấy ngồi ghế giám khảo The Voice. Tôi không rõ cái này có nằm trong chiến lược gây chú ý cho chương trình hay không. Nhưng nếu là tôi, yêu cầu tôi dàn dựng scandal trước khi làm giám khảo thì tôi không chấp nhận.
Thời gian tới, tôi ngồi ghế nóng show Giám khảo tranh tài. Trước đó, có nhiều chương trình mời tôi nhưng tôi không tiện nêu tên. Họ không có sự đầu tư, chỉn chu nên tôi không muốn xuất hiện. Sân khấu, ánh sáng, hình ảnh với tôi là những điều rất quan trọng, tôi không thể tùy tiện làm người hâm mộ thất vọng khi xuất hiện ở những nơi mà họ thấy quá khác so với ở hải ngoại...
Bằng Kiều: Tôi chỉ chọn chương trình đặt nặng yếu tố nghệ thuật
Đồng nghiệp mẫu thuẫn trên ghế nóng, ca sĩ hải ngoại nói gì? 3
Bằng Kiều
Cá nhân tôi không có ý kiến sâu về vấn đề này. Vietnam Idol mà tôi từng làm giám khảo là cuộc thi từ trước tới nay chưa có scandal nào ảnh hưởng tới uy tín của thí sinh cũng như ban giám khảo, chỉ chuyên sâu về ca hát, nghệ thuật. Chính vì thế tôi mới chọn nó, thay vì các gameshow khác. Riêng các chương trình khác, họ chọn yếu tố thu hút ngoài câu chuyện âm nhạc thì tôi không được biết và cũng không quan tâm.
Từ trước tới nay tôi luôn có những tiêu chuẩn nhất định khi tham gia một chương trình nào đó, kể cả việc biểu diễn, và khi làm chương trình thì càng xem xét kỹ lưỡng hơn. Như khi chính mình tham gia thực hiện một đêm nhạc tại Việt Nam, ít nhất cũng như Đêm tình nhân mà chúng tôi đang thực hiện, tức là phải đảm bảo mọi yếu tố về chuyên môn, chuyên nghiệp, đẳng cấp, và cần phải tạo được uy tín, dư âm lâu dài với khán giả.
Về ý kiến giám khảo phải “khóc, diễn” trên ghế nóng, tôi thấy với các tiết mục thật sự xúc động thì không riêng giám khảo mà cả khán giả xem truyền hình không ít người rơi nước mắt. Tôi nghĩ các giám khảo chẳng phải diễn vì nghệ sĩ bao giờ cũng nhạy cảm hơn, sự xúc động cũng đến trước.
Thanh Hà: Mỗi người nhường một chút để công việc chung được hoàn hảo
 Thanh Hà: Mỗi người nhường một chút để công việc chung được hoàn hảo
Thanh Hà
Khi tham khảo một số gameshow ở Việt Nam và đọc thông tin về những vấn đề mà các đồng nghiệp mắc phải khi ngồi ghế nóng, tôi cũng hơi hoang mang. Rất may, hai chương trình tôi làm đều thuận lợi, suôn sẻ. Có lẽ vì tôi chưa phải một tên tuổi lớn nên người ta không cần tạo scandal với tôi chăng (cười lớn).
Chương trình Tình Bolero là phiên bản nghệ sĩ tham gia nên với đồng nghiệp, tôi không dám lên mặt dạy bảo một ai. Tôi chỉ đóng góp ý kiến để họ tốt hơn. Đến Người hát tình ca, các em đều trẻ, gọi mình là chị, cô nên mình có tiếng nói mạnh mẽ hơn, các ý kiến nâng đỡ các em để các em đạt được những gì tốt nhất. Tôi không gặp khó khăn gì vì được ê kíp từ ánh sáng tới âm thanh giúp đỡ, có lẽ vì tôi là "khách" nên họ đối xử với tôi rất tử tế.
Mỗi gameshow đều có một ban tổ chức, nhà sản xuất, một đạo diễn và họ phải làm sao để chương trình thu hút nhất. Mình phải thông cảm cho người ta vì chương trình chỉ có thời lượng nhất định nhưng mỗi người một câu, phải biên tập rất nhiều. Chưa kể phải tính toán thời gian cho quảng cáo. Tôi làm nghề nhiều năm nên tôi hiểu, và vì hiểu nên tôi chấp nhận. Mình muốn hơn, mình đòi hỏi nhưng mình không phải là nhất, mỗi người nhường một chút để công việc chung được hoàn hảo.
Tôi nói điều này cho bản thân của mình chứ không phải cho ai: Mình phải trung thực, làm những điều đúng với lương tâm, nếu có chê ai cũng phải dùng những ngôn từ tế nhị để người bị chê không bị tổn thương và dễ dàng tiếp thu ý kiến. Ngay cả bản thân mình, ai chê mình mình có thích nghe đâu.
Khi mình là người của công chúng, người ta hay mang mình ra chỉ trích, khen ngợi - họ có quyền. Cảm xúc của tôi phát ra như vậy và tôi trung thực với nó. Ai nói tôi giả tạo tôi cũng không bực tức hay lên tiếng cải chính gì. Tôi luôn tâm niệm: mình không phải là nhất và những điều mình làm chưa phải đúng với suy nghĩ của tất cả mọi người. Nó đúng với mình là được. Mình sống sao để sau này, người ta hiểu mình và mình không phải ân hận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.