Nam chính 'Train to Busan' bị khui lại bài phỏng vấn gây tranh cãi

23/08/2016 14:40 GMT+7

Bài phỏng vấn nam diễn viên Gong Yoo 11 năm trước bỗng trở thành đề tài tranh cãi của dư luận, sau khi tờ báo địa phương Joongang Ilbo chỉ trích quan điểm của nam diễn viên về cựu tổng thống Lee Chung Hee, Kpopherald cho biết.

Gong Yoo hiện là nam diễn viên được quan tâm nhiều nhất hiện nay tại Hàn Quốc nhờ thành công của bộ phim xác sống Train to Busan. Song song với sự ngưỡng mộ và quan tâm từ công chúng, chuyện đời tư của anh cũng bị khai thác triệt để, trở thành đề tài mang hướng tích cực lẫn tiêu cực đối với chàng tài tử sinh năm 1979.
Trong đoạn phỏng vấn với tạp chí thời trang Vogue Girl năm 2005, khi được hỏi về thần tượng mà anh tôn sùng nhất, Gong Yoo đã chọn cựu vận động viên bóng rổ Michael Jordan và cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Câu trả lời về vị tổng thống xứ kim chi đã khiến không ít fan “thất vọng” và khẳng định Gong Yoo ủng hộ chế độ độc tài cũng như cho thấy sự “thiếu hiểu biết về lịch sử Hàn Quốc”.
Nam diễn viên Train to Busan bị “khui” lại bài phỏng vấn gây tranh cãi 1
Bộ phim Train to Busan bị cho là “ám chỉ” sự bất lực của chính quyền Hàn Quốc Ảnh: Cắt từ phim
Được biết, Pack Chung Hee là nhân vật gây tranh cãi nhất lịch sử hiện đại Hàn Quốc. Trong các năm cầm quyền (1963 - 1979), ông có công lớn trong việc đưa đất nước phát triển vượt bật, trở thành “con hổ châu Á” với nền kinh tế vững mạnh, sánh ngang với các cường quốc khác. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển đáng kinh ngạc đó là ách cai trị “bàn tay sắt” với những cuộc đàn áp đẫm máu. Ông bị chính lãnh đạo cơ quan tình báo của mình là Kim Jae Kyu ám sát. Tổng thống hiện nay của Hàn Quốc - bà Park Geun Hye chính là con gái của Pack Chung Hee.
Tranh cãi về Gong Yoo ngày càng lớn khi bộ phim mà anh đóng vai chính - Train to Busan có tình tiết phần nào thể hiện sự bất lực của chính phủ xứ kim chi trong việc kiềm chế dịch bệnh zombie. Tháng 7 vừa rồi, một nhà phê bình nổi tiếng đã phân tích với trang Chosun Ilbo: “Chúng ta có thể thấy xu hướng chính trị trong Train To Busan, một bộ phim tưởng chừng như chỉ đơn giản là tác phẩm kinh dị nhưng ẩn sâu là lời chỉ trích về rối loạn chức năng của chính phủ khi lừa dối công chúng và không có kế hoạch đối phó, bảo đảm an ninh quốc gia”.
Nam diễn viên Train to Busan bị “khui” lại bài phỏng vấn gây tranh cãi 2
Operation Chromite là bộ phim điện ảnh mới nhất dính vào xung đột chính trị Ảnh: Facebook nhân vật
Những bình luận trái chiều giữa cộng đồng mạng Hàn Quốc ngày càng tăng cao. Phần lớn bày tỏ ý kiến rằng quan điểm chính trị của Gong Yoo là vấn đề cá nhân của anh, phía còn lại thì phản đối, "ném đá" nam diễn viên vì chọn cựu tổng thống họ Park - người được xem là “hơn cả một nhà độc tài”.
Xung đột chính trị liên quan đến phim ảnh là điều không mới ở Hàn Quốc. Vào tháng 7, thống đốc tỉnh Nam Gyeongsang, ông Hong Joon Pyo đã chỉ trích các nhà phê bình phim trên trang Facebook, vì đã đánh giá thấp tác phẩm chiến tranh Operation Chromite là lỗi thời và nửa mùa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.