Tái hiện cuộc sống Hà Nội đầu thế kỷ 20

04/12/2014 16:00 GMT+7

(TNO) Mua bán cá chép trong Tết Táo quân 23 tháng Chạp, thầy đồ cho chữ năm mới, hay xếp hàng lấy nước giữa phố… là những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời sống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 , được ghi lại dưới ống kính của các nhiếp ảnh gia người Pháp, đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia, số 5 Tông Đản, Hà Nội.

>> Hà Nội kỳ nhân, kỳ sự - Kỳ 11: Rạp chiếu bóng ở Hà Nội xưa
>> Những tay chơi cổ vật Hà thành - Người Hà Nội xưa
>> Ra mắt phim tư liệu "Thăng Long - Hà Nội xưa

Bà Trâm (64 tuổi) và bà Hằng (56 tuổi) không giấu được xúc động khi nhìn vào bức hình chợ mua bán cá chép ngày ông Táo về trời 23 tháng Chạp năm 1955. “Những bức ảnh từ hơn 60 năm trước mà sao thấy gần gũi quá. Tôi nhớ lại ngày còn nhỏ, được đi chợ mua cá chép ngày ông Táo là sung sướng lắm. Hà Nội ngày đó chỉ có cá chép đen, không phải cá vàng như bây giờ…”, bà Hằng hồi tưởng.

 cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Bán cá chép trong Tết ông Táo tại Hà Nội năm 1955

Nhiều cán bộ nghỉ hưu ngành bảo tàng tập trung trước bức ảnh Bảo tàng Louis Finot Hà Nội (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam, phố Tràng Tiền) được chụp năm 1941. Cây đa, cây gạo trong bức ảnh đó đến nay vẫn còn, hiện trạng bên ngoài của bảo tàng sau gần 80 năm không thay đổi.

Người xem triển lãm cũng đứng rất đông quanh 2 bức ảnh về phố Hàng Mã với rất nhiều đèn lồng được chụp năm 1926 bởi nhiếp ảnh gia Louis Finot. Bức ảnh chú thích: “Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tháng này có nhiều lễ ăn hỏi, ăn cưới và là Tết của trẻ em. Trong ngày Tết thường có bánh mặt trăng và những chiếc đèn làm bằng giấy mang hình thù những con vật và những nhân vật huyền thoại trên mặt trăng. Lễ rước đèn là một trong những hoạt động chính của ngày Tết này”.

Người ta thấy Hà Nội hiện lên sinh động, gần gũi qua những bức ảnh máy nước trên đường phố, buổi lễ hầu đồng trong một gia đình trên phố Trúc Bạch, cảnh mua bán tấp nập trên phố…

Những khoảnh khắc cuộc sống Hà Nội chỉ là một phần trong triển lãm Góc nhìn Việt Nam đầu thế kỷ 20 do Bảo tàng lịch sử quốc gia phối hợp với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), văn phòng tại Hà Nội tổ chức.

Ngoài Hà Nội, triển lãm mang đến cho người xem những hình ảnh cuộc sống, con người, văn hóa ở Bắc Ninh, Thanh Hóa, Huế... đầu thế kỷ 20 qua 62 bức ảnh được ảnh lựa chọn kỹ lưỡng từ kho ảnh của EFEO. Nguyên bản của các bức ảnh này đều được thực hiện bằng các phương pháp cổ điển: chụp trên phim kính tráng bromua bạc, phim âm bản trên các máy ảnh large format, medium format... đã được xử lý số hóa và phục hồi hình ảnh.

cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Người viết câu đối vào dịp Tết tại Hà Nội năm 1955
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20

cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Đèn lồng bán trên phố Hàng Mã năm 1926
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Máy nước trên đường phố Hà Nội đầu thế kỷ 20
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Phố buôn bán Hà Nội trước năm 1922
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Bảo tàng Louis Finot Hà Nội năm 1941

cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Những cô đồng ở đền Ghềnh, làng Phú Viên, nay thuộc Hà Nội,
thờ Thánh mẫu Thoải, chụp năm 1953
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Người đến xem triển lãm chuyện trò trước những hình ảnh của Hà Nội xưa
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20

cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20

cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Lễ tế Nam Giao năm 1939
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Khai quật Thành nhà Hồ, Thanh Hóa trước năm 1907
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Đánh cá
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Cầu có mái che làng Chọi, Bắc Ninh chụp ngày 28.6.1937
cuoc-song-ha-noi-dau-the-ky-20
Cây đa thiêng ở Cổ Loa, thuộc tỉnh Phúc Yên cũ, nay thuộc Hà Nội năm 1924

 Cẩm Giang

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.