• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Giữ dáng

Mẹo làm dịu và cứu làn da cháy nắng trong kỳ nghỉ trót vui hết nấc

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
26/04/2024 23:00 GMT+7

Có nhiều làn da đủ khỏe mạnh để chịu những cơn nắng cường độ cao nhưng cũng có những làn da nhạy cảm tới mức nhiệt độ cao hơn bình thường đã bị nóng rát. Trong trường hợp này, chị em cần bỏ túi vài chiêu cứu da bị cháy nắng, làm dịu cơn bỏng nắng để những chuyến đi được thoải mái hơn.

Cháy nắng, rát da không chỉ xảy ra với các tín đồ quên đem theo hoặc quên bôi kem chống nắng mà nó có thể xảy ra ngay cả khi bạn dùng kem chống nắng (không đủ, không phù hợp, không kịp bôi lại). 

Có một số lựa chọn tự nhiên, theo cách truyền thống tốt nhất để giảm đau do cháy nắng, rất nên "bỏ túi" khi bước vào những kỳ nghỉ dài, để đảm bảo khả năng tận hưởng của bạn và gia đình hay bạn bè được trọn vẹn, hoàn hảo. 

Nếu bạn đã từng bị cháy nắng (hoặc gần như thế), bạn sẽ hiểu rõ hơn cảm giác đau đớn như thế nào khi không bảo vệ bản thân đầy đủ. Cơn đau liên quan đến da bị cháy nắng có thể khiến ngay cả những hoạt động cơ bản nhất như vô tình động chạm vào vùng bị bỏng, mặc quần áo, tắm hoặc nằm ngủ - vô cùng khó chịu

Nếu bạn đã từng bị cháy nắng (hoặc gần như thế), bạn sẽ hiểu rõ hơn cảm giác đau đớn như thế nào khi không bảo vệ bản thân đầy đủ. Cơn đau liên quan đến da bị cháy nắng có thể khiến ngay cả những hoạt động cơ bản nhất như vô tình động chạm vào vùng bị bỏng, mặc quần áo, tắm hoặc nằm ngủ - vô cùng khó chịu

HEALTH CLEVELAND CLINIC

Nha đam (lô hội): Nước ép trực tiếp từ cây lô hội là hình thức tốt nhất để sử dụng khi bị cháy nắng. Để lấy nước ép, hãy rạch một lá lô hội và dùng thìa để chiết chất lỏng từ bên trong trước khi bôi lên vùng bị bỏng. Nếu không có cây lô hội hoặc cần phủ lên diện tích bề mặt lớn hơn, bạn có thể tìm mua gel lô hội hoàn toàn tự nhiên ở nhiều cửa hàng và hiệu thuốc

Nha đam (lô hội): Nước ép trực tiếp từ cây lô hội là hình thức tốt nhất để sử dụng khi bị cháy nắng. Để lấy nước ép, hãy rạch một lá lô hội và dùng thìa để chiết chất lỏng từ bên trong trước khi bôi lên vùng bị bỏng. Nếu không có cây lô hội hoặc cần phủ lên diện tích bề mặt lớn hơn, bạn có thể tìm mua gel lô hội hoàn toàn tự nhiên ở nhiều cửa hàng và hiệu thuốc

HEALTH

Dầu dừa: Chất béo có trong dầu dừa có thể giúp bảo vệ và làm mềm vùng da bị bỏng. Để sử dụng dầu dừa trên vết cháy nắng, trước tiên hãy làm mát vùng da đó bằng nước mát (nhưng không lạnh), dùng khăn ẩm hoặc trong bồn tắm hoặc vòi sen đắp nhẹ lên chốc lát. Sau đó thoa dầu dừa lên vùng bị ảnh hưởng. Nó sẽ dần dần hấp thụ vào da và làm dịu vết bỏng

Dầu dừa: Chất béo có trong dầu dừa có thể giúp bảo vệ và làm mềm vùng da bị bỏng. Để sử dụng dầu dừa trên vết cháy nắng, trước tiên hãy làm mát vùng da đó bằng nước mát (nhưng không lạnh), dùng khăn ẩm hoặc trong bồn tắm hoặc vòi sen đắp nhẹ lên chốc lát. Sau đó thoa dầu dừa lên vùng bị ảnh hưởng. Nó sẽ dần dần hấp thụ vào da và làm dịu vết bỏng

TREE HUGGER

Bột yến mạch: Là một phương thuốc tự nhiên phổ biến để làm dịu kích ứng da. Đối với vết cháy nắng, bạn có thể tạo hỗn hợp sệt với bột yến mạch, sữa và mật ong để bôi lên vùng da đó. Ngoài ra, bạn có thể tạo một gói bột yến mạch xay bằng cách sử dụng một chiếc tất hoặc vải thưa có dây buộc rồi ngâm trong bồn nước ấm. (Lưu ý: Đừng cho yến mạch lỏng vào bồn tắm) Thư giãn trong bồn tắm và để nước hòa bột yến mạch tác dụng lên da, thỉnh thoảng bóp gói để chiết xuất thêm bản chất của nó vào trong nước

Bột yến mạch: Là một phương thuốc tự nhiên phổ biến để làm dịu kích ứng da. Đối với vết cháy nắng, bạn có thể tạo hỗn hợp sệt với bột yến mạch, sữa và mật ong để bôi lên vùng da đó. Ngoài ra, bạn có thể tạo một gói bột yến mạch xay bằng cách sử dụng một chiếc tất hoặc vải thưa có dây buộc rồi ngâm trong bồn nước ấm. (Lưu ý: Đừng cho yến mạch lỏng vào bồn tắm) Thư giãn trong bồn tắm và để nước hòa bột yến mạch tác dụng lên da, thỉnh thoảng bóp gói để chiết xuất thêm bản chất của nó vào trong nước

HEALTHLINE

Da bị cháy nắng sẽ bị khô và bạn cũng có thể bị mất nước một chút khi ra ngoài nắng. Uống nước và ăn các loại thực phẩm cung cấp nước, bao gồm các loại trái cây mọng nước như nho, dưa hấu hoặc cam

Da bị cháy nắng sẽ bị khô và bạn cũng có thể bị mất nước một chút khi ra ngoài nắng. Uống nước và ăn các loại thực phẩm cung cấp nước, bao gồm các loại trái cây mọng nước như nho, dưa hấu hoặc cam

GWEN LIVES WELL

Cháy nắng không chỉ là nguyên nhân gây đau tạm thời - tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều sẽ làm tổn thương làn da của bạn vĩnh viễn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến những thay đổi về kết cấu da, đốm đen, nếp nhăn và có khả năng gây ung thư da. Nếu vết cháy nắng của bạn kèm theo mụn nước, buồn nôn, chóng mặt, sốt hoặc ớn lạnh, hãy liên hệ với bác sĩ ngay vì đây có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng được gọi là ngộ độc ánh nắng mặt trời.

Theo: Health Cleverland Clinic, Healthline

Top
Top