10 năm ngày định mệnh sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ

10 năm ngày định mệnh của chiếc cầu Cần Thơ và những người thợ xây cầu ra đi mãi mãi, đã in vào ký ức buồn khi về nối nhịp đôi bờ Sông Hậu. Cuối năm đó tôi xa Cần Thơ thương nhớ...

Đến Mỹ định cư, gặp một vài người bạn nhiếp ảnh, nhà báo cũ họ đón tôi với một câu nói đùa "ớn lạnh": "Nhà báo Trương Công Khả trúng lớn trong vụ sập cầu Cần Thơ”.
Vì lên mạng, các báo trong ngoài nước đa số hình ảnh của Trương Công Khả... Có lẽ tôi là phóng viên ảnh hiếm hoi được lọt qua hiện trường đầu tiên cùng với nhóm bác sĩ của Bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ như một "bác sĩ".
Một anh kỹ sư mà tôi quen rất thân vì thường hay đón tiếp tôi sang chụp hình, chúng tôi ôm nhau mà không nói nên lời… Tôi lạnh người khi lần đầu tiên trong đời thấy nhiều người chết, hấp hối, thương tích và máu là thứ mà tôi không thích chút nào.
Khi cùng xông vào với một nhóm người, họ cứu thương ngay nhịp bị gãy dìm sâu mọi thứ xuống ấy, 2 lần tôi bị một chuyên gia Nhật Bản kéo vai ra… trong đầu tôi là không cho thì tìm hướng khác vô… Lúc ấy một tiếng nổ lớn của bình hàn khí đá phát nổ, nhiều người bị thương và chạy tán loạn… Khoảng 5 phút sau một vài người nước ngoài kêu xông vô thì những người thợ khác mới dám vào cứu người. Chưa đầy buổi sáng một hàng rào được dựng lên để kiểm tra an ninh trật tự và rất ít nhà báo được vào trong.
Hiện trường vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ Ảnh: Trương Công Khả
Hiện trường vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ Ảnh: Trương Công Khả
Cảnh tượng đổ nát, kinh hoàng Ảnh: Trương Công Khả
Cứu chữa cho công nhân bị thương Ảnh: Trương Công Khả
Thi thể của những công nhân tử vong Ảnh: Trương Công Khả
Lãnh đạo Bộ GTVT, nhà thầu, các đơn vị tại buổi lễ truy điệu những công nhân xấu số trong vụ sập cầu Cần Thơ (năm 2007) Ảnh: Trương Công Khả
Nỗi đau của một phụ nữ có người thân tử vong trong vụ tai nạn sập cầu Cần Thơ Ảnh: Trương Công Khả
Đại diện nhà thầu thi công cúi đầu xin lỗi trong lễ truy điệu công nhân tử vong do sập cầu Cần Thơ Ảnh: Trương Công Khả
Cứu người bị nạn bằng mọi phương tiện Ảnh: Trương Công Khả
Về lại Văn phòng báo Thanh Niên ở Cần Thơ, tôi khóc như chưa từng được khóc… rồi sau đó các đài truyền hình Nhật Bản cứ đòi tìm gặp tôi để phỏng vấn...
Chỉ trong vòng buổi sáng bến Ninh Kiều buồn rã rời và kéo dài cả nhiều tháng cho đến nhiều năm sau về lại Cần Thơ tôi vẫn nhìn ngắm cây cầu với mỗi buồn man mác...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.