32 năm truy tìm bóng ma giết người

02/07/2015 15:49 GMT+7

(TNO) Dưới sự kiên trì của lực lượng công an, nghi can gây ra vụ án giết người cướp của đặc biệt nghiêm trọng, chấn động vùng quê Đồng Tháp đã sa lưới pháp luật sau 32 năm lẩn trốn như bóng ma.

(TNO) Dưới sự kiên trì truy bắt của lực lượng công an, nghi can gây ra vụ án giết người cướp của đặc biệt nghiêm trọng, chấn động vùng quê Đồng Tháp đã sa lưới pháp luật sau 32 năm lẩn trốn như bóng ma.
Toàn lẩn trốn 32 năm đã sa lưới - Ảnh: T.D
Nghi phạm Trần Bảo Toàn lẩn trốn 32 năm đã sa lưới - Ảnh: T.D
Ba anh em cùng cướp của
Trần Bảo Toàn (57 tuổi, ngụ P.9, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) bị các trinh sát bắt khi làm thuê ở một trang trại ở xã Minh Lập, H. Chơn Thành, Bình Phước, đã gây bất ngờ cho những người cùng làm công khác, vì ông Toàn sống hiền lành khép kín. Thế nhưng, trong hồ sơ của Công an tỉnh Đồng Tháp, ông Toàn là nghi phạm nguy hiểm bị truy nã về tội giết người, cướp của trong năm 1983.
Theo Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Đồng Tháp, ông Toàn cùng gia đình ngụ ở TP.HCM nhưng năm 1980, nghi phạm Toàn cùng gia đình chuyển về ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh, H.Thạnh Hưng (nay là H. Lấp Vò) Đồng Tháp sinh sống ở nhà người quen. Tại đây, ông Toàn cùng hai em ruột là Trần Bảo Hiền (sinh năm 1960) và Trần Bảo Thành (sinh năm 1963) thực hiện nhiều vụ trộm ở địa phương.
Ngày 24.5.1983, Toàn và Hiền lên kế hoạch táo bạo với sự tham gia của Thành. Đó là ra lộ đón đường, chặn ai đi xe máy là đánh cướp, một vài xe honda chạy ngang qua nhưng với tối độ quá nhanh nên cả 3 không chặn xe kịp.
Lúc này Toàn, Hiền thấy ông Bùi Văn Ba ngụ cùng ấp Vĩnh Lợi đang chạy xe hiệu Honda 67 bèn kêu lại, ông Ba biết nhóm Toàn nên dừng xe lại định hỏi có chuyện gì thì bị Toàn câu cổ lôi khỏi xe, Hiền và Thành giúp sức “áp giải” đưa ông Ba vào nhà của Toàn. Toàn trói tay ông Ba lại, Hiền dùng nùi giẻ nhét vào miệng ông Ba.
Ông Ba đã kháng cự lại quyết liệt, dùng chân đạp Hiền, Thành nên bị Toàn, Hiền trói chân lại. Xong, 3 đối tượng lục người ông Ba lấy 50 đồng, 1 nhẫn vàng rồi lôi ông Ba giấu phía sau nhà, dùng cái mê bồ quây ông Ba lại để không ai thấy. Phần ông Ba, do bị nhét nùi giẻ vào miệng nên bị ngạt thở tử vong. Xác ông sau đó được người dân phát hiện, xác định đây là vụ cướp đặc biệt nghiêm trọng, Công an tỉnh thụ lý điều tra.
Thực hiện xong vụ cướp táo tợn, Toàn, Hiền, Thành cùng nhau trốn lên TP. HCM. Toàn, Hiền bán chiếc nhẫn được 7.900 đồng, bán xe máy được 10 ngàn đồng nhưng nói dối Thành bán chỉ được 7 ngàn đồng và cả 3 chia nhau ăn xài.
Vài ngày sau, Công an tỉnh Đồng Tháp đã theo dấu truy bắt được Hiền, Thành, còn Toàn bỏ trốn nên bị phát lệnh truy nã. Trong năm 1983, Hiền bị tuyên án tù chung thân về tội giết người và cướp của, Thành mức án 15 năm tù về tội cướp của.
Toàn dùng giấy CMND gải lẩn trốn - Ảnh: T.D
Toàn dùng giấy CMND giả lẩn trốn - Ảnh: T.D
Truy lùng bóng ma
Trung tá Lê Văn Tám, Đội trưởng Đội truy bắt đối tượng trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm, Công an tỉnh Đồng Tháp, cho biết khi truy bắt Toàn các trinh sát đối diện nhiều thách thức bởi tung tích Toàn vô hình như bóng ma.
Lúc gây án, dù 25 tuổi nhưng Toàn vẫn chưa làm giấy CMND nên về hình ảnh, dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng để phát lệnh truy nã gặp nhiều khó khăn. Các trinh sát đã liên hệ nơi Toàn từng ngụ ở đường Lê Quang Định, P. 5, Q. Bình Thạnh, TP.HCM, nhưng nơi đây cũng không lưu giữ giấy tờ, hình ảnh của Toàn. Các trinh sát truy bắt Toàn dựa trên giọng nói và hình ảnh chắp vá qua miêu tả của người thân Toàn.
Sau khi Toàn gây án, gia đình chuyển về TP. HCM nhưng không rõ địa chỉ ở đâu nên manh mối điều tra cũng mất. Các trinh sát tập trung vào cha ruột Toàn tìm manh mối nhưng ông này có tới 4 người vợ và 20 người con trai và gái, các người vợ lại ngụ ở các tỉnh thành khác nhau.
Lúc truy tìm manh mối Toàn, các trinh sát nhận được thông tin, người vợ sau của cha Toàn đang ngụ ở Trà Vinh, có người tên Toàn đang sống ở đó. Các trinh sát tức tốc tiếp cận nhưng phát hiện người mang tên Trần Bảo Toàn này trùng tên họ với Toàn còn ngày tháng năm sinh lại khác. Cùng lúc này các trinh sát nhận được tin, một người vợ khác của cha Toàn đang ngụ ở Bến Tre đang có người tên Toàn ngụ ở đó. Nhưng khi tiếp cận các trinh sát mới vỡ lẽ, thì ra cha Toàn có nhiều con nên để cho không quên tên con, các dòng con của các đời vợ ông đặt tên na ná nhau.
Khi tiếp cận người thân của Toàn để vận động kêu Toàn ra đầu thú thì họ cho biết, từ sau ngày gây án, Toàn không tiếp xúc, không gặp người thân. Thậm chí em ruột của Toàn là Bảo Hiền mất trong năm 2011 Toàn cũng không về dự đám, tiếp đó, năm 2012, mẹ ruột Toàn mất ở Bến Tre nhưng Toàn không về đưa tang..
Cái tên Toàn cứ ảnh ảnh các trinh sát bởi thời gian càng trôi nhanh bị can này càng thay đổi vóc dáng, tiếng nói nên càng nhận diện càng khó khăn.
Không nản lòng, các trinh sát đặt đầu mối nghi vấn ở các trang trại miền Đông và cuối cùng nhận được thông tin quan trọng, cha ruột Toàn đang sống ở Đồng Nai với người vợ khác. Thế nhưng khi tìm tới đây dọ thông tin về Toàn vẫn biệt tăm.
Trung tá Tám kể: “Anh em quyết tâm bằng mọi giá phải truy bắt được Toàn đưa về kết án nên cực khổ mấy vẫn không nản lòng”. Sự nhẫn nại đã được đền bù, năm 2014 manh mối về Toàn đã có dù rất mơ hồ khiến các trinh sát phấn khởi, có người như Toàn đang xuất hiện ở Bình Phước. Qua sàng lọc xác minh, trinh sát đã loại bỏ dần hàng chục người có miêu tả giống như Toàn. Đội khoanh vùng xác định Toàn đang làm thuê cho các trang trại ở H. Chơn Thành một ngày được trả công 100.000 đồng.
Toàn bị bắt tại Bình Phước - Ảnh: Công an tỉnh Đồng Tháp cung cấpToàn bị bắt tại Bình Phước - Ảnh: Công an tỉnh Đồng Tháp cung cấp
Phương án bắt Toàn được lên kế hoạch, ngày 24.6.2015, trung tá Tám cùng đồng đội phối hợp với công an địa phương tới nông trường ở ấp 5, xã Minh Lập, H. Chơn Thành, mời Toàn về là việc. Toàn thản nhiên khi nghe các trinh sát nhắc đến tên thật Trần Bảo Toàn giống như cái tên đó là của người nào khác.
Toàn nói tên là Sơn Quanh Tha, ngụ ở Cửu Long, và nói bằng giọng như người dân tộc hòng đánh lừa các trinh sát. Toàn trình giấy CMND mang tên họ Sơn Quanh Tha, sinh năm 1959, ngụ Hòa Thuận, H. Châu Thành, Cửu Long, do Công an tỉnh này cung cấp vào năm 1979.
Thái độ của Toàn rất bình thản đôi co, trung tá Tám kể, lúc đọc lệnh bắt Toàn vẫn tỉnh táo vì nghĩ rằng không ai biết thân phận thật sự của Toàn sau bao năm trời giấu kín. Bằng phương pháp nghiệp vụ, qua thẩm vấn một giờ sau Toàn đã thừa nhận tên họ thật là Trần Bảo Toàn, bỏ trốn vì tội giết người, cướp của. Toàn khai nhận, giấy CMND trên là do Hiền (lúc đó được ân xá án tù chung thân) làm giùm. Hiền lượm được tờ giấy CMND này và đã tháo ảnh ra, dán ảnh Toàn lên.
Toàn khai nhận, sau khi gây án Toàn đã lẩn tránh, hạn chế tiếp xúc người quen dù đó cha mẹ hay anh em ruột. Toàn trốn chui trốn nhủi và sống bằng nghề đạp xích lô, chạy xe ôm, làm thuê mướn. Năm 1989, Toàn đã lập gia đình với một phụ nữ ở xã Hậu Nghĩa, H. Đức Hòa, Long An và có 4 mặt con. Tại đây, Toàn làm giả CMND mang tên Trần Văn Đức (là em ruột Toàn nhưng bị bệnh thần kinh) và tạm trú bên nhà vợ một thời gian dài. Năm 2009, Toàn đã bỏ đi biền biệt không lên hệ với vợ con vì sợ các trinh sát lần theo đầu mối bắt giữ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.