4.300 người chết yểu một năm vì nhiệt điện than ở Việt Nam

29/09/2015 09:49 GMT+7

(TNO) Nhóm nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho biết, khoảng 4.300 người Việt Nam chết yểu mỗi năm do nhiệt điện than.

(TNO) Nhóm nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho biết, khoảng 4.300 người Việt Nam chết yểu mỗi năm do nhiệt điện than.

chet-yeu-vi-nhiet-dien-thanÔ nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than đáng báo động - Ảnh: Lê Dũng 

Tại hội thảo "Than và nhiệt điện than" do Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) thuộc  Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam tổ chức sáng nay 29.9, ông Trần Đình Sính, Phó giám đốc GreenID cho biết, kết quả nghiên cứu “các tác động liên quan đến sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” tại Việt Nam do nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Harvard lần đầu công bố cho rằng, “nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì con số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam có thể lên tới 25.000 người/năm”.

“Trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển như hiện nay, số người chết vì nhiệt điện than chắc chắn sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao, chưa kể, kèm theo đó là chi phí y tế khổng lồ do sự suy giảm sức khỏe của người dân”, ông Trần Đình Sính nói.

Hội thảo cũng công bố kết quả nghiên cứu đánh giá tác động môi trường nước tại thành phố Hạ Long từ Nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thực hiện.

Theo kết quả nghiên cứu khảo sát của tổ chức này, chất lượng nước thải từ Nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh (sông Diễn Vọng) chịu ảnh hưởng rất nặng nề về ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng TSS, chất hữu cơ BOD, COD, chất dinh dưỡng  Nh4, Bo, dầu mỡ… Nguồn nước phía thượng sông Diễn Vọng cũng chịu tác động nặng nề bởi các hoạt động khai thác than. Vào mùa mưa, nguồn nước ở đây có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất: TSS, Amoni, Mn, dầu mỡ… hàm lượng các chất này đều vượt tiêu chuẩn cho phép về nước mặt.

Chất lượng nước ven bờ hạ lưu Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh cũng bị ô nhiễm bởi các chất TSS, COD, DO, dầu mỡ, sắt… Hàm lượng các chất này đều vượt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam.

Ông Trần Đình Sính cũng đưa ra so sánh đáng lưu tâm: theo bước chuyển mình của năng lượng thế giới từ tập trung khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo thì Việt Nam lại có những bước đi trái chiều, khi gia tăng tỷ trọng nhiệt điện than lên hơn 50% vào năm 2030.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.