4 sự kiện viễn thông di động nổi bật

31/12/2013 03:20 GMT+7

Năm 2013 khép lại với đầy ắp những sự kiện và chuyển biến quan trọng của ngành viễn thông di động.

>> Nhà mạng di động trục lợi bằng dịch vụ mập mờ
>> Nhà mạng tìm cách chặn dịch vụ miễn phí
>> Chất lượng dịch vụ 3G có vấn đề
>> Tăng giá cước 3G: Bắt tay ép người tiêu dùng
>> Sự dịch chuyển của viễn thông - Kỳ 2: Toàn cảnh OTT

 Thị trường viễn thông di động VN đã có một năm đầy biến động - d
Thị trường viễn thông di động VN đã có một năm đầy biến động - Ảnh: D.Đ.Minh

Trong đó, 4 diễn biến sau có thể được xem là tác động mạnh mẽ đến thị trường này tại VN.

Giá cước 3G tăng cao

Đây có thể xem là sự kiện gây ồn ào nhất trong năm qua của ngành viễn thông trong nước khi cả 3 nhà mạng Vinaphone, Viettel và MobiFone (chiếm hơn 95% thị phần viễn thông cả nước) đồng loạt thay đổi cước phí 3G. Việc thay đổi tuy có tăng có giảm nhưng phần giảm diễn ra ở những gói cước “thiếu thực tế”, còn các gói cước phổ biến lại tăng giá mạnh mẽ, có gói tăng giá đến 40%. Ước tính, mức tăng giúp các nhà mạng thu lãi thêm hơn 2.000 tỉ đồng. Trong khi đó, việc nhà mạng lấy lý do tăng giá là nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mức giá của VN thấp hơn các nước trong khu vực đã không đủ sức thuyết phục người tiêu dùng. Vì thế, không ít người dùng tuyên bố từ bỏ 3G.

Dấu ấn thương hiệu Việt

Năm 2013 cũng là một năm đáng nhớ đối với các hãng điện thoại di động thương hiệu Việt như FPT, Q-mobile và Mobiistar. Cụ thể, FPT đã chính thức góp mặt trên thị trường máy tính bảng khi tung ra các model như FPT Tablet III HD, Tablet III, Tablet II có cả phiên bản 3G, chíp lõi kép… Trong khi đó, Q-mobile tiếp tục đẩy mạnh dòng sản phẩm điện thoại di động thông minh (smartphone) Q-Smart với nhiều model đáng chú ý, trải dài ở các kích thước màn hình khác nhau. Sắp tới, sản phẩm của Q-mobile có thể sẽ hiện diện cả ở nhóm smartphone cao cấp. Tương tự, Mobiistar - thương hiệu của Mobile Star - cũng liên tục đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Sự trỗi dậy của OTT

Các dịch vụ OTT (nhắn tin, gọi điện, gửi hình ảnh… thông qua mạng internet) cũng có một năm đầy sôi động tại VN khi hàng loạt OTT miễn phí như Zalo, Viber, Wala, Kakao Talk, WeChat… được nhiều người dùng ưa chuộng. Đặc biệt, sau một năm ra mắt, ứng dụng OTT của VN mang tên Zalo dần khẳng định được vị thế, thu hút không ít bạn trẻ bằng một chiến dịch quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các OTT nhanh chóng gặp khó khăn khi vô số người dùng than phiền rằng rất khó sử dụng những ứng dụng miễn phí này thông qua kết nối 3G. Các nhà mạng khăng khăng phủ nhận việc ra tay can thiệp chặn OTT. Thế nhưng, các nhà mạng cũng không ngần ngại đề nghị Bộ Thông tin - Truyền thông chặn các OTT với lý do mình bị “giảm thu”. Đề nghị này lập tức bị nhiều người chỉ trích mạnh mẽ và các chuyên gia cũng nhận định đó là sự “chậm tiến” của nhà mạng, bất chấp xu hướng tiến bộ của thế giới.

Trục lợi bằng dịch vụ mập mờ

Cuối tháng 12, đại diện cơ quan thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông công bố việc cả 3 nhà mạng Vinaphone, MobiFone và Viettel đều  “chơi chiêu” tích hợp dịch vụ nội dung sẵn trên sim một cách mập mờ để thu lợi hàng trăm tỉ đồng. Cụ thể, MobiFone cài sẵn các ứng dụng SuperSIM và LiveInfo, Vinaphone có dịch vụ IOD, Viettel thì “chơi chiêu” bằng dịch vụ Viettel Plus. Các ứng dụng, dịch vụ này nằm “ẩn” mà không được thông báo rõ ràng nên nhiều khách hàng vô ý sử dụng, mất tiền mà chẳng biết. Sự kiện này một lần nữa dấy lên câu hỏi về tình trạng độc quyền nhóm của các nhà mạng viễn thông khiến khách hàng chịu thiệt. Cứ như thế, nhà mạng tha hồ hưởng lợi, thu lợi nhuận khủng, còn quyền lợi khách hàng bị bỏ rơi. 

Ngô Minh Trí

>> Thị trường viễn thông: Bán tháo dịch vụ 3G?
>> Beeline - "thế lực” mới trên thị trường viễn thông
>> Những nghịch lý trên thị trường viễn thông
>> Bình chọn thị trường viễn thông 2008 với VMA2008
>> Altimo tiến vào thị trường viễn thông di động Campuchia
>> Thị trường viễn thông và CNTT Việt Nam sẽ đạt 3 tỉ USD
>> Thị trường viễn thông di động giảm cước: Khởi động cuộc đua mới

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.