5 nước chịu tác động lớn nhất từ thùng dầu giá rẻ

31/12/2015 15:00 GMT+7

Kinh tế các nước cung cấp dầu thô đang chịu tác động rất lớn từ giá cả. Thặng dư ngân sách khổng lồ đang chuyển thành thâm hụt, nhiều chương trình xã hội hào phóng được thay thế bằng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.

Kinh tế các nước cung cấp dầu thô đang chịu tác động rất lớn từ giá cả. Thặng dư ngân sách khổng lồ đang chuyển thành thâm hụt, nhiều chương trình xã hội hào phóng được thay thế bằng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.

Ảnh: ShutterstockẢnh: Shutterstock
Giá dầu đã tuột xuống dưới 37 USD/thùng từ mức 100 USD/thùng vào giữa năm 2014. Dư cung dầu thô toàn cầu, độ quyết tâm bơm dầu vào thị trường của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhu cầu giảm sút từ Trung Quốc và các nước khác thúc đẩy giá dầu giảm sâu. Trong bối cảnh đó, có 5 quốc gia là chịu ảnh hưởng lớn nhất từ những thùng dầu giá rẻ, theo CNN.
Venezuela
Venezuela có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Chính quyền nước này nhiều năm qua tận dụng lợi thế trên để chi trả lương hưu, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội và thậm chí trợ cấp cho các cửa hàng bách hóa và nhà ở.
Song hiện nay, nền kinh tế Venezuela đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Lạm phát tăng vọt hơn 150% trong năm nay và được dự báo là sẽ lên đến hơn 200% trong năm 2015. Chính phủ không có khả năng thanh toán các chi phí, thực phẩm và các loại hàng hóa nhu yếu phẩm đều có nguồn cung hạn chế.
Suy thoái kinh tế dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị. Đầu tháng này, phe đối lập lần đầu tiên trong 17 năm qua giành được đa số phiếu bầu trong cuộc bầu cử.
Ả Rập Xê Út
Dầu thô đem lại 75% nguồn thu cho Ả Rập Xê Út và tài chính nước này đang chịu tác động lớn. Thâm hụt ngân sách chính phủ đất nước Trung Đông đã lên đến gần 100 tỉ USD trong năm nay và các biện pháp thắt lưng buộc bụng khó khăn trong năm sau đã được đưa ra.
“Đây là lời nhắc nhở về việc thậm chí cả nhà sản xuất dầu với chi phí thấp nhất thế giới cũng phụ thuộc vào giá cả cao hơn để cân bằng ngân sách, mức giá hiện tại không thể làm được điều đó”, chuyên gia Kit Juckes thuộc Societe Generale nói.
Nigeria
Nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi đang chìm trong khó khăn. Dầu thô chiếm gần 75% nguồn thu của chính phủ Nigeria và gần 90% kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Giá dầu sụt giảm khiến chính phủ không thể trả các hóa đơn của họ. Truyền thông địa phương cho hay tại một số khu vực, nhân viên nhà nước đã không nhận được tiền lương trong nhiều tháng. Đất nước trải qua các đợt cắt điện và tình trạng thiếu nhiên liệu.
Nga
Gần một nửa doanh thu của chính phủ Nga đến từ xuất khẩu dầu khí. Đà lao dốc của giá dầu đến khi nước Nga đã chịu tác động từ các lệnh trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt. Ngân sách Nga được xây dựng dựa trên mức giá dầu 50 USD/thùng, song hiện tại dầu đã tuột xuống khoảng 37 USD/thùng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP Nga sẽ giảm 3,8% trong năm nay và 0,6% năm 2016.
Iraq
Giá dầu thấp khó khăn hóa tình hình tài chính của Iraq khi nước này đang cần nguồn thu để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS). Iraq đã bơm ra lượng dầu kỷ lục trong năm nay, nhưng sự tăng gia sản xuất đã không bù đắp được cho tình hình giá giảm. Iraq có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, nhưng cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng để khai thác hết tiềm năng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.