7 lưu ý không thể bỏ qua khi tự chế mặt nạ thiên nhiên

16/02/2015 08:00 GMT+7

Không cần lo lắng về độ an toàn, không phải bỏ quá nhiều tiền như khi dùng mỹ phẩm đó là ưu điểm 'vàng' của mặt nạ tự chế từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như mật ong, lòng trắng trứng, sữa, trái cây, rau và các loại thảo mộc. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao và tránh gây hại cho da thì chúng ta cần thực hiện, cũng như sử dụng đúng cách.

Không cần lo lắng về độ an toàn, không phải bỏ quá nhiều tiền như khi dùng mỹ phẩm đó là ưu điểm “vàng” của mặt nạ tự chế từ các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như mật ong, lòng trắng trứng, sữa, trái cây, rau và các loại thảo mộc. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao và tránh gây hại cho da thì chúng ta cần thực hiện, cũng như sử dụng đúng cách.

Sau đây là 7 lưu ý không thể bỏ qua khi tự chế mặt nạ thiên nhiên:
Làm sạch nguyên liệu
Rửa sạch nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn
Tất cả các nguyên liệu phải được rửa sạch, ngâm nước muối, lột vỏ để loại bỏ bụi bẩn và thuốc trừ sâu trước khi đắp lên mặt. Những loại trái cây, củ có nhựa như dưa chuột, khoai tây dễ gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm. Do đó, dưa chuột nên được chà xát 2 đầu cho hết nhựa, cắt vỏ sâu. Tốt nhất là ép lấy nước, thoa lên mặt thay vì đắp bằng lát. Khoai tây nên luộc chín và nghiền nhuyễn trước khi đắp lên mặt.
Chú ý với các loại nguyên liệu có tính axit
Axit có trong cam, chanh có công dụng làm trắng da rất tốt, nhưng không nên sử dụng các nguyên liệu này làm mặt nạ trong ngày, bởi vì chúng có thể dễ dàng hình thành hắc tố da khi ra ngoài nắng. Cũng không nên sử dụng chúng trong mùa đông, bởi axit sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Mặt nạ có thành phần axit thích hợp cho mùa hè nhờ việc kiểm soát lượng dầu của nó.
Dùng ngay khi vừa chế biến
Dùng ngay khi vừa chế biến để tránh bị hao hụt chất dinh dưỡng
Nhiều người có thói quen chế biến mặt nạ một lần và lưu trữ trong các lọ cho những lần sử dụng sau. Tuy nhiên, khi được bảo quản trong tủ lạnh, quá trình oxy hóa sẽ lấy mất chất dinh dưỡng và sinh ra vi khuẩn gây hại cho da.
Thử trước lên vùng da tay
Hầu hết các loại trái cây, rau quả là lành tính, nhưng không ngoại trừ khả năng chúng vẫn có thể kích thích da. Trước khi bạn thoa lên khuôn mặt của mình, bạn nên thử trước ở tay để xem liệu có dị ứng không. Bạn cũng chỉ nên làm mặt nạ từ các nguyên liệu là thực phẩm.
Trước khi đắp mặt nạ cần làm sạch da
Da mặt sạch giúp dễ dàng hấp thu các dưỡng chất của mặt nạ
Nguyên liệu tự nhiên có lợi thế là lành tính và tinh khiết, nhưng chưa được xử lý, tinh chế bằng công nghệ nên cơ hội để da hấp thụ các chất dinh dưỡng từ chúng không nhiều như từ mỹ phẩm. Để tăng hiệu quả, bạn cần phải rửa mặt sạch sẽ trước khi đắp mặt nạ, giúp các chất dinh dưỡng thiết yếu xâm nhập vào da tốt hơn. Sau khi đắp mặt nạ, rửa mặt lại bằng nước sạch để loại bỏ tất cả các axit dư thừa, cặn bã tồn đọng trên lỗ chân lông gây tắc nghẽn và dị ứng da.
Đắp mặt nạ vào buổi tối
Buổi tối là khoảng thời gian da dễ hấp thu được các chất dinh dưỡng nhất, nên sẽ phát huy tối đa công dụng của mặt nạ. Hơn nữa, đắp mặt nạ vào buổi tối trước khi đi ngủ còn giúp da mặt thư giãn và phục hồi lại sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Không lạm dụng
Mỗi tuần bạn chỉ nên đắp mặt nạ khoảng 2-3 lần là đủ, không nên đắp quá thường xuyên sẽ làm da mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da, làm da dễ bị tổn thương bởi tác động xấu của các yếu tố bên ngoài.
Cùng với đó, nhiều chị em thường nghĩ đắp mặt nạ càng lâu sẽ giúp da hấp thu chất dinh dưỡng càng nhiều. Nhưng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, khi để trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến sự mất nước cho da, làm da khô và rất dễ bị viêm da. Do đó, khi đắp mặt nạ bạn không nên đắp mặt nạ quá 30 phút.
Trên đây là những lưu ý quan trọng trong việc chế biến và đắp mặt nạ dưỡng da tự chế từ những nguyên liệu thiên nhiên. Hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho chị em trong việc chăm sóc da, để có được một làn da khỏe đẹp và tươi trẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.