Những trường hợp nhiễm bệnh nói trên đều là thân nhân đang chăm sóc trẻ mắc bệnh TCM.
Trong đó, Ninh Thuận có 3 trường hợp dương tính với EV71, 1 trường hợp dương tính với EV; Quảng Ngãi và Bình Thuận mỗi tỉnh có 2 trường hợp dương tính với EV.
Đáng lưu ý là virus gây bệnh TCM ở trẻ em, nhưng ở người lớn thì không có biểu hiện gì ra bên ngoài nên rất khó kiểm soát. TS Mai cho biết đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều vùng dù không có bệnh nhân TCM nhưng bỗng nhiên bùng phát bệnh.
Theo TS Mai, để kiềm chế bệnh TCM ở trẻ em lây lan, thì cần phải phòng bệnh ở cả người lớn trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, giống như cách phòng chống các bệnh dịch tả, thương hàn…, chứ không đơn thuần chỉ chăm sóc bệnh nhân đang điều trị.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: việc phát hiện virus gây bệnh TCM ở người lớn không là vấn đề mới. Virus gây TCM là virus đường ruột lây qua đường phân - miệng ai cũng có thể nhiễm nếu vệ sinh cá nhân không được đảm bảo trong môi trường ô nhiễm.
Virus này bị phát tán ra môi trường lây lan, xâm nhập vào cơ thể qua bàn tay bẩn, qua đồ vật nhiễm bẩn. Có tỷ lệ vài chục % trẻ nhiễm virus này từ người lớn; từ các trẻ nhiễm virus mà không có biểu hiện lâm sàng. Điều này lý giải nhiều trường hợp trẻ không đi đâu, không tiếp xúc với trẻ ốm nhưng vẫn bị TCM vì nguồn lây có thể từ chính người lớn trong gia đình.
Với thực tế này, ông Bình khuyên rằng việc phòng bệnh TCM vẫn chủ yếu bằng các thói quen vệ sinh cá nhân đảm bảo. Cần giữ vệ sinh cho trẻ, làm sạch các vật dụng sinh hoạt liên quan trực tiếp đến trẻ. Người chăm trẻ cần có thói quen giữ bàn tay sạch, rửa tay với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh; sau khi làm vệ sinh cho trẻ để tránh nhiễm bệnh TCM và các bệnh do virus đường ruột (virus tồn tại trong phân) gây bệnh.
Thiện Nhân - Liên Châu
Bình luận (0)