82 ngày làm con tin - Kỳ 7: Hy vọng hão

25/08/2006 18:05 GMT+7

Cuối tháng giêng, chúng tôi tiếp tục chuyển chỗ. Phải di chuyển liên miên, trời lại nóng bức nên tôi gần như kiệt lực. Họ không biết là tôi luôn bị say xe. Abu Rasha, người lái xe, cũng là kẻ có vị trí thứ 2 trong nhóm bắt cóc hỏi: “Cô bệnh à? Có cần bác sỹ không? Chúng tôi có thể đưa cô đến bác sỹ”. Tôi nhận ra rằng niềm tin có thể cho phép họ tước đoạt sự tự do của tôi và giết chết Alan, nhưng niềm tin đó cũng khiến họ quan tâm thực sự đến sức khoẻ của tôi, hình dáng bên ngoài của tôi trong tư thế một con tin. >> Kỳ 6: Học kinh Koran >> Kỳ 5: Phim thánh chiến >> Kỳ 4: Đoạn video đầu tiên >> Kỳ 3: Đoạn video đầu tiên >> Kỳ 2: “Gián điệp” bất đắc dĩ >> Kỳ 1: Bị bắt cóc

Cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi. Tôi được dẫn vào một ngôi nhà mới trong bộ dạng dơ bẩn như thể bốc mùi lên được. Đây là nơi ở thứ 6 của tôi trong vòng 3 tuần bị bắt giữ. Cũng chẳng còn phải lựa chọn là có đi tiếp hay không vì tiếng trực thăng gầm rú trên đầu, tiếng sói tru hàng đêm và lực lượng tuần tra Mỹ đảo quanh vùng ngoại ô. Lúc đó tôi nghĩ tôi đang ở phía Nam thủ đô Baghdad. Bây giờ thì quân đội Mỹ xác định nơi đó gần Abu Ghraib. Khi đã vào bên trong, họ bảo tôi đi vào ngay phòng tắm. Tôi nhanh chóng trút bỏ bộ đồ bám đầy bụi đất.

Đó là một căn nhà hoàn toàn mới, vẫn còn đang xây dở. Chẳng có một gia đình nào sống ở đây. Ngôi nhà do Abu Nour- chỉ huy nhóm bắt cóc xây chỉ để cho những mujahideen (chiến binh thánh chiến) sử dụng. Nó vừa là nơi để hội họp, xưởng chế tạo bom và theo tôi nó cũng là nhà tù. Tôi cũng gọi nó là “hội quán”.

Ở đây không có phụ nữ cũng chẳng thấy trẻ em để có thể làm nguồn an ủi cho tôi giữa những kẻ bắt cóc này, hoặc để chứng kiến số phận cuối cùng của tôi. Sự có mặt của gia đình những chiến binh thánh chiến cho tôi cảm giác an toàn hơn. Nhưng đó chẳng qua chỉ là ảo tưởng. Thật tệ hại, ảo tưởng đó bây giờ cũng bỏ tôi đi. Sau bao nhiêu tuần bị bắt giữ tôi có cảm giác những tổn thương tinh thần và thể chất đang ngày càng dồn nén.


Carroll (trái) và cô em song sinh Katie (Boston Globe)

Thụ động cũng là sự ngột ngạt. Những cái thúc chỏ của những kẻ bắt cóc tôi- những người hiểu biết quá ít, thậm chí chẳng hiểu gì về người Mỹ khi thấy tóc tôi không có màu vàng- đôi khi khiến tôi có cảm giác mình là một con vật đang bị giam cầm trong sở thú.

Thần kinh căng lên liên tục khiến tôi mệt lử. Tôi nằm cả đêm, mắt tôi sưng húp. Tôi cố khép mi mắt nhưng dường như mi mắt tôi không đủ lớn để che đủ đôi mắt bên trong.

Thỉnh thoảng tôi lại nghĩ về những người ở nhà và điều đó giúp tôi lạc quan hơn đôi chút. Ông bà tôi theo công giáo nên chủ nhật nào cũng đi lễ. Tôi cố đoán xem lúc này ở Mỹ là mấy giờ và tự an ủi rằng: “ Lúc này mọi người đang cầu nguyện cho tôi. Họ sẽ nói “chúng ta hãy cầu Chúa phù hộ cho cháu chúng ta, Jill Carroll”. Nếu lúc này là buổi sáng, tôi có thể tưởng tượng ra mẹ tôi, ba tôi và đứa em song sinh Katie, chắc là mới thức dậy. Nếu trễ hơn một chút, tôi nghĩ là họ đang gặp nhau ở tòa soạn Monitor, có lẽ đang nói về tôi.” Đó là cách duy nhất mà tôi tự giải thoát mình.

 ************************************************************

Lúc mới vào cái “hội quán” này, tôi đã sung sướng vì được ở một mình trong phòng ngủ chẳng bị ai quấy rầy cả.

Xen giữa những giờ phút khủng bố là hàng giờ bất động, chẳng làm gì cả. Ở đây tôi chẳng muốn nhìn quanh phòng tý nào cả vì tôi muốn giữ lại những điều mới mẻ, càng lâu càng tốt.

Sau những nỗi sợ hãi, chán chường là sự dày vò- kẻ thù thường trực của tôi. Tôi tự nhủ : “Hôm nay sẽ dành thời gian nhìn ngắm cái máy sưởi, ngày mai ngồi ở một vị trí khác tôi sẽ thấy nó khác đi”. Tôi đã nhìn trừng trừng những con ruồi hàng giờ đồng hồ. Có vẻ như điên rồ nhưng lại rất bình thường. Nếu bạn nhìn mọi thứ cùng lúc ngay lập tức, nó cũng sẽ trở nên nhàm chán tức thì.

Tôi hát một mình, những bài hát khi đi cắm trại mà mẹ từng hát cùng tôi. Đầu tôi quay cuồng với ý nghĩ lực lượng thuỷ quân lục chiến sẽ đến giải cứu tôi. Tôi lại nghĩ nhiều đến những người bạn trai mà tôi từng có, đến những lựa chọn của mình. Tôi ngẫm nghĩ chuyện vì sao lại quyết định đến Iraq. Tôi đã mất cả năm ở Jordan học tiếng Ả Rập và làm việc cho một tờ báo tiếng Anh, chậm chạp học nghề. Để làm gì chứ? Để gặm nhấm những ngày cuối cùng dưới tay bọn mujahideen này sao? Nếu thoát tôi thề sẽ không bao giờ đi ra khỏi nước Mỹ lấy nửa bước.

Đêm đến, tôi nghĩ thật nhiều về đứa em song sinh Katie, gởi tin nhắn cho nó trong trí tưởng tượng của mình: “Chị không sao đâu. Đừng lo lắng gì cả. Có mường tượng ra chị không hả Katie?” Trong đầu tôi lại tưởng tượng chuyện viết thư cho cha ở Bắc California, kể cho ông nghe về những ngày ở đây. Ông ôm ghì tôi ở cửa và an ủi tôi rằng mọi chuyện đều ổn cả.

Tôi dành nhiều thời gian ngắm nghía cái ngón chân của mình rồi tự hỏi liệu mình có thể chầm chậm đi vòng qua được cái khúc quanh này hay không. Sau nhiều ngày ở “hội quán”,  những kẻ canh gác nói nếu tôi muốn thì đến xem họ nấu ăn tối. Họ cũng để cho tôi xem ti vi chút ít. Cuối cùng, họ cho tôi đi dọc theo chiều dài của ngôi nhà, được khoảng 15 bước chân và đồng ý để tôi giúp rửa chén bát và chuẩn bị bữa ăn.

Tôi lấy làm thích thú được làm những việc này sau một khoảng thời gian dài chẳng làm gì cả. Nhưng được chạm tới ánh nắng mặt trời mới thật sự là điều quý giá hơn hết với tôi. Aánh nắng tràn vào căn phòng trống nơi những người lính gác đang ngủ, nơi chúng tôi dùng làm chỗ ăn uống. Tôi không còn biå ngăn cách với ánh nắng nữa sau những ngày đau đớn giam cầm trong căn phòng tối ngột ngạt tại Abu Ghraib, lúc nào cũng bị người đàn bà tê Um Ali canh chừng.

Tôi bị đưa đến một nơi giam cầm khác do một nhóm canh giữ dưới sự  chỉ huy của Abu Nour. Một trong số những kẻ canh gác trong căn nhà mới này có vẻ thông cảm với tôi. Người này cũng từng bị tù một thời gian. Một buổi sáng, trước bữa điểm tâm anh ta cột cái tấm rèm cửa lên. “Mặt trời”, anh ta cười và ra dấu ánh sáng mặt trời đang tràn vào phòng qua lớp cửa kính. Tôi ngồi bệt xuống đất nhắm mắt lại. Tắm nắng. Aánh nắng xuyên qua mi mắt tôi, làm ấm lên gương mặt tôi.

 *********************************************

Đến lúc này, tôi đã hiểu khá nhiều về cách thức hoạt động của các mujahideen. Ít nhất thì họ cũng có một số chiến thuật thông minh đến bất ngờ.

Chuyện di chuyển chẳng hạn. Thường những người đàn ông râu ria xồm xoàm mà đi trên xe hơi, nhất là khi trên xe chỉ có 1 hoặc 2 người, thì luôn bị lực lượng tuần tra và lính canh ở các chốt kiểm soát để ý. Chính vì vậy, họ luôn cạo sạch râu ria, đi chung với gia đình, gồm cả đàn bà và trẻ em. Trong xe lúc nào cũng bật to nhạc của người Hồi giáo Shiite. Họ rất biết cách để che dấu cái bản chất chiến binh thánh chiến của mình.

Họ cũng luôn biết tận dụng lợi thế có gia đình bên cạnh. Abu Nour, thủ lĩnh nhóm bắt cóc, từng nhiều lần nói với tôi rằng: “Tôi có thể đi ra ngoài, gài bom rồi trở về ăn tối với vợ tôi. Bọn lính Mỹ làm gì được cơ chứ! Bọn chúng chỉ biết trở về (doanh trại) mà chẳng có thức ăn nóng sốt mà dùng hay có vợ con mà nhìn ngắm”


Những hình ảnh ngược đãi tù nhân tại Abu Ghraib đã làm cho cả đất nước Iraq nổi giận (bbsnews)

Abu Nour (Mắt đen) bắt đầu hầu như ngày nào cũng đến gặp tôi. Rõ ràng là hắn ta thấy tự do khi đến “hội quán” hơn bất kỳ nơi nào khác mà tôi từng bị giam cầm. Có lần, hắn đã đề cập đến Margaret Hassan khiến tôi mất hết cả bình tĩnh, điên dại van xin những kẻ đang canh giữ tôi hãy giết tôi bằng một khẩu súng chứ đừng dùng dao.

Tại hội quán, Mắt mực dường như còn thích thú để cho tôi “phỏng vấn” hắn ta. Có lẽ hắn đang bắt đầu xem tôi là một sứ giả- một ý nghĩ lại làm cho tôi tràn trề hy vọng. Chúng có lý do để trả tự do cho tôi lắm chứ!

Đôi tay tôi lúc nào cũng run lẩy bẩy lúc tôi “tác nghiệp”. Cũng giống như những lần đối mặt khác với những kẻ bắt cóc, các cuộc phỏng vấn lúc nào cũng bất trắc và đầy những thứ không thể đoán trước được, như thể tôi đang đi qua một bãi mìn hay lúc đang đánh cờ vậy.

Có lần Abu Nour nói rằng nhiều người tham gia thánh chiến vì họ tức giận về sự đối xử tàn bạo tại nhà tù Abu Ghraib cũng như tức giận vì các cuộc đột kích nhắm vào nhà cửa của họ vào lúc nửa đêm. Rất nhiều người cho rằng họ đã chiến thắng vang dội trong cuộc chiến ở Fallujah hồi tháng 4.2004. Đó là một thành phố phía Tây Baghdad, thuộc tỉnh Anbar.

Abu Nour nói thêm cũng có những chiến binh mới tham gia thánh chiến với động cơ không trong sáng và theo lời giải thích của hắn ta, vì thế họ mới mất Fallujah về tay lính Mỹ hồi tháng 11.2004.

“Một chiến binh vĩ đại là người bước vào trận chiến là với tư thế được lên thiên đàng nếu anh ta tử trận”, Abu Nour nhấn mạnh.

Những tay súng không mang lý tưởng tôn giáo là những đồng minh hữu hiệu, nhưng sẽ không được tham gia vào chính quyền Iraq sau khi mujahideen giành được chiến thắng.  Mắt đen còn nói những chính trị gia nhánh Hồi giáo Sunni đang tham gia vào chính quyền hiện nay, vốn được Mỹ hậu thuẫn, là những kẻ phản bội và đáng bị tiêu diệt.

Những người bắt cóc tôi thướng phá lên cười khi Adnan al Dulaimi xuất hiện trên tivi, kể cả khi ông ta van xin thả tôi hoặc khi một nhóm chính trị gia đang nỗ lực dựng lên một chính phủ mới. Tôi đã đến phỏng vấn ông ta và bị bắt cóc ngay trước trụ sở đảng chính trị của ông ở Baghdad.

 (Trong một cuộc họp báo ngày 20.1, Dulaimi nói: “ Với hành động bắt cóc cô ta, các ông đang sỉ nhục tôi, sỉ nhục những hoạt động tôi đang làm vì Iraq... Hãy thả cô ta ra”. 9 ngày sau ông lại có một bài phát biểu đầy nước mắt trước công chúng kêu gọi thả Jill Carroll- lời kêu gọi đóng vai trò quan trong trong chiến dịch truyền thông của Iraq vào tháng 2 và tháng 3 trên tờ Monitor )

“Nhìn kìa, Jill! Hahaha. Bạn cô kìa, Dulaimi” HoÅ chế nhạo mỗi lần ông ta xuất hiện trên tivi. “Ồ, làm ơn, làm ơn trả tự do cho Jill. Ha h aha”, họ nhạo theo ông ta.

Lúc bị bắt, tôi đã từng nghi ngờ Dulaimi, người đứng đầu Mặt trận hợp nhất Iraq thuộc đảng chính trị Sunni. Bọn bắt cóc đã chờ sẵn khi chúng tôi rời trụ sở ông ta. Hẳn là họ đã biết cuộc hẹn của tôi trước đó.

Trong một lần chuyện trò ở “hội quán”, Anu Nour tiết lộ rằng Dulaimi đã gặp ông ta ngay tuần đó. Dulaimi van nài Mắt Đen thả tôi tự do. Sau đó, nhóm lính canh bảo với tôi rằng Dulaimi còn quay trở lại một lần nữa. Dulaimi nói: "Xin hãy để cô ấy đi. Lính Mỹ đang đe dọa bắt mấy đứa con trai tôi. Nói với tôi đi:  Jill ở đâu. Hãy để cô ấy tự do".
Những kẻ bắt cóc tức giận vì bị gán cho cái tên là “kẻ khủng bố”. Nhưng cái chết của những người vô tội do họ gây ra- chẳng hạn vụ giết người phiên dịch tên Alan Enwiya- lại không bị cho là vấy bẩn sự trong sạch của cuộc thánh chiến mà họ đang tiến hành.
“Thỉnh thoảng trong các cuộc tấn công lính Mỹ hoặc Iraq, chúng tôi đôi khi phải giết phải phụ nữ và trẻ em. Chúng tôi không muốn làm vậy nhưng đó là chiến tranh” Abu Nour nhìn nhận.
Dần dà, Abu Nour nói với tôi rằng mọi người đang kêu gọi trả tự do cho tôi. Ông ta chưa bao giờ nói điều đó là tốt hay xấu. Sau này tôi còn được biết Hamas cũng đã đưa ra thông điệp lên án những vụ bắt cóc dân thường.
Khi ba mẹ tôi lần đầu tiên lên truyền hình, Abu Rasha đã nói: “Ba mẹ cô gửi lời chào cô. Cha cô là một người tốt”. Không còn nghi ngờ gì nữa, những gì cha mẹ tôi nói trên truyền hình đã có tác động tốt.
Một ngày no,å Abu Nour đến thông báo đã có 5 người phụ nữ (Iraq) bị bắt được trả tự do. Đó là tin tốt lành và quan trọng. “Đó là bước một và bây giờ chúng ta phải đi bước thứ 2”, ông ta nói.
Ông ta muốn tôi thực hiện một cuộc quay phim nữa và yêu cầu thả hết nữ tù nhân Iraq. Hy vọng trong tôi như tiêu tan. Một cuốn video nữa có nghĩa là những ngày những tuần chờ đợi phát sóng và sau đó là chờ đợi trả lời. Mắt đen – kẻ tôi nghĩ chưa bao giờ xem tôi là một con người dù hay đem đến cho tôi những thanh sô cô la từ Baghdad - giờ đây lại cho rằng hắn ta có trong tay một thứ thực sự giá trị. Họ sẽ không thả tôi cho đến bước đường cùng.
Mãi sau đó, tôi mới nhận ra một điều là sự tự do của 5 người phụ nữ kể trên sẽ phát huy tác dụng vì họ sẽ khó tìm ra lý do chính đáng để giết tôi hơn.


Trung Bình (dịch từ Christian Science Monitor)

Kỳ 8: Kẻ thù mới



 

 


 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.