Ai hưởng lợi từ đề xuất ngân sách của ông Obama?

03/02/2015 15:50 GMT+7

(TNO) Tổng thống Obama trình lên Quốc hội Mỹ bản đề xuất ngân sách tài khóa 2016, thể hiện tầm nhìn của Obama về việc tiền thuế nên được phân bổ như thế nào. Tờ ABC News phân tích những người hưởng lợi và thiệt hại từ dự thảo này.

(TNO) Tổng thống Obama trình lên Quốc hội Mỹ bản đề xuất ngân sách tài khóa 2016, thể hiện tầm nhìn của Obama về việc tiền thuế nên được phân bổ như thế nào. Tờ ABC News phân tích những người hưởng lợi và thiệt hại từ dự thảo này.

Đề xuất ngân sách của ông Obama được coi là mang lại lợi ích cho người nghèo và tầng lớp trung lưu - Ảnh: Reuters
Người hưởng lợi
1. Người nghèo: Tổng thống Obama đã tạo nền tảng từ “nền kinh tế tầng lớp trung lưu”. Đây cũng là chủ đề trong bài phát biểu thông điệp liên bang của ông Obama ngày 21.1, nơi mà ông đã đưa ra nhiều ý tưởng về ngân sách và được đưa vào bản đề xuất ngày hôm nay.
Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm phi đảng phái về chính sách thuế, chỉ có người nghèo mới thật sự hưởng lợi từ dự thảo về thuế của ông Obama.
Đề xuất lần này của Tổng thống Mỹ được cho là có lợi cho người Mỹ có thu nhập thấp, trong đó gồm một khoản tín dụng thuế 500 USD dành cho các hộ gia đình có 2 người có thu nhập, mở rộng vấn đề chăm sóc trẻ em và miễn 2 năm học phí cao đẳng cộng đồng.
2. Tầng lớp trung lưu: “Nền kinh tế tầng lớp trung lưu” là chủ đề trong kế hoạch tài khóa của ông Obama. Những đề xuất đáng chú ý, được coi là có lợi cho tầng lớp trung lưu Mỹ, là một mức tín dụng thuế mới dành cho trẻ em (3.000 USD/trẻ). Ngoài ra, những người lao động không có con cũng có thể hưởng lợi từ điều này.
3. Ngành công nghiệp xây dựng: Một vấn đề lớn được chú trọng trong bản đề xuất ngân sách lần này, đó là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Quốc hội đã tài trợ cho các dự án vận tải suốt từ tháng 5. Tuy nhiên, bản dự luật này của ông Obama sẽ đưa ra những giải pháp dài hạn cho chi tiêu cơ sở hạ tầng, bằng cách áp đặt một khoản thuế trên mức thu nhập ở nước ngoài của các công ty Mỹ. Phe Cộng hòa và Dân chủ đều có nhu cầu về chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, nhưng bên cạnh đó là những bất đồng về việc phải chi tiêu như thế nào. Dù vậy, giải pháp của ông Obama được cho là có lợi cho những công ty cầu đường.
4. Các bậc phụ huynh: Khoản tín dụng 3.000 USD cho mỗi đứa trẻ sẽ giúp ích cho những bậc cha mẹ.
Người giàu ở Mỹ có thể chịu ảnh hưởng từ việc tăng thuế nếu đề xuất ngân sách của ông Obama được thông qua - Ảnh: Reuters
Người chịu thiệt hại
1. Người giàu: Theo thống kê của Trung tâm chính sách thuế, có 99,6% trong top 1% người Mỹ có thu nhập cao nhất (từ 663.000 USD trở lên) sẽ phải chịu gánh nặng từ việc tăng thuế. Bên cạnh đó, những người trong top 0,1% (kiếm được ít nhất 3,4 triệu USD/năm) sẽ mất khoảng 2,6% (trung bình khoảng 168.000 USD) thu nhập sau thuế.
2. Các doanh nghiệp kiếm tiền từ nước ngoài: Lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty là một vấn đề đối với cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trước đây, đảng Cộng hòa từng đưa ra đề xuất nhằm cho phép các công ty Mỹ có doanh thu ở nước ngoài có thể chuyển tiền về nước mà không phải trả bất kỳ khoản thuế nào. Tổng thống Obama thì chỉ trích các công ty này vì đã giữ doanh thu lại ở nước ngoài thay vì trả thuế cho nước Mỹ. Trong bản đề xuất ngân sách lần này, ông Obama đặt ra một mức “thuế chuyển tiếp” 14% đối với dòng tiền từ nước ngoài.
3. Những người đề xuất việc tiêm chủng: Mặc cho dịch sởi tại Mỹ gần đây, đề xuất ngân sách của ông Obama sẽ cắt giảm 50 triệu USD từ chương trình tiêm chủng của Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ.
4. Người phản đối thâm hụt chi tiêu: Trong đề xuất ngân sách năm 2016, Tổng thống Obama đưa ra một khoản thâm hụt 474 tỉ USD, tính tổng cộng các mức thâm hụt từ năm 2016 cho đến 10 năm tiếp theo. Nhà Trắng đã nhấn mạnh rằng mức thâm hụt trên chỉ chiếm dưới 3% GDP dự kiến từng năm trong 10 năm tới, và có thể giúp cơ cấu lại thâm hụt toàn liên bang. Dù vậy, đây có thể là một đòn đau đối với phe Cộng hòa và những người thận trọng về tài chính, từng chỉ trích việc thâm hụt chi tiêu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.