Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh tiếp xúc với âm nhạc từ sớm sẽ học nói dễ dàng hơn. Các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng việc tiếp xúc với các nhịp điệu của âm nhạc giúp trẻ sớm hình thành nhận thức về thế giới xung quanh. Tác giả của nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Patricia Khul thuộc Đại học Washington phát biểu trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và nhận thức của trẻ liên tục thay đổi.
Nhận thức là một kỹ năng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng và việc học tập của trẻ sau này. Tại Anh, các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp khá giả thường hay cho trẻ sơ sinh tham gia những buổi học nhạc theo chủ đề giúp trẻ có những khởi đầu tốt trong tương lai.
Tiến sĩ Khul đã nghiên cứu 39 trẻ sơ sinh tham dự 3 buổi học mỗi tuần tại phòng thí nghiệm của bà. Một nửa số trẻ sẽ dành thời gian cho lớp âm nhạc, ba mẹ sẽ giúp trẻ lắc xúc xắc hay đánh trống. Những trẻ khác sẽ chơi với các khối xếp hình, xe hơi, đồ chơi khác không liên quan đến âm nhạc. Sau một tháng, những trẻ này trải qua một buổi kiểm tra bằng cách cho trẻ nghe âm thanh các loại nhạc cụ, giọng nói.
Đưa kỹ năng làm vườn vào giảng dạy nhằm giúp trẻ tránh béo phì
Sau đó, não trẻ sẽ qua một máy quét kiểm tra vùng não phản ứng với âm thanh, tiến sĩ Khul nhận thấy vùng não của trẻ tham gia lớp âm nhạc phản ứng mạnh hơn, đặc biệt là những âm thanh trước đó trẻ đã nghe qua. Từ đó, bà nhận định rằng, tiếp xúc với âm nhạc sớm có thể giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, phản ứng nhanh hơn với thế giới bên ngoài, và trẻ có thể dễ dàng học các ngôn ngữ mới.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy nghe nhạc cổ điển cũng giúp trẻ tăng cường trí não. Đến nay, vẫn chưa có các bằng chứng khoa học rõ ràng và còn khá nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ tin rằng chỉ số IQ của trẻ sẽ phát triển khi chúng được nghe những bản nhạc giao hưởng ngay khi còn là thai nhi.
Bình luận (0)