Ấn Độ bắt đầu xây dựng hệ thống định vị riêng

01/07/2013 16:50 GMT+7

(TNO) Ấn Độ vào hôm nay 1.7 sẽ đặt bước chân đầu tiên trong tham vọng xây dựng một hệ thống định vị riêng cho mình để phục vụ cho cả quân sự và dân sự, tương tự hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.

(TNO) Ấn Độ vào hôm nay 1.7 sẽ đặt bước chân đầu tiên trong tham vọng xây dựng một hệ thống định vị riêng cho mình để phục vụ cho cả quân sự và dân sự, tương tự hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ.

Vệ tinh đầu tiên trong bảy vệ tinh sẽ được đưa vào không gian, như là một phần của hệ thống vệ tinh định vị khu vực Ấn Độ (IRNSS), vài tháng sau khi Trung Quốc khánh thành hệ thống định vị Bắc Đẩu của mình.


Một đợt phóng vệ tinh tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan của Ấn Độ - Ảnh: AFP

"Hệ thống (của Ấn Độ) được tự xây dựng để cung cấp vị trí chính xác hay các dịch vụ thông tin cho người dùng trên toàn quốc và ngoài biên giới của chúng tôi lên đến 1.500 km", AFP dẫn lời Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) Devi Prasad Karnik nói.

Theo đó, một tên lửa đẩy sẽ mang vệ tinh đầu tiên rời bệ phóng từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang đông nam Andhra Pradesh, dự kiến vào lúc 23 giờ 41 phút đêm 1.7 (giờ Ấn Độ, tức 0 giờ 41 phút sáng 2.7 theo giờ VN). Vệ tinh nặng 1.425 kg sẽ được đưa vào quỹ đạo 20 phút sau khi cất cánh.

Trong mỗi sáu tháng, một vệ tinh sẽ được phóng và IRNSS, dự án ước tính tiêu tốn 238,6 triệu USD, dự kiến sẽ hoạt động đầy đủ vào năm 2015, AFP dẫn ISRO cho hay.

Khi đó, IRNSS sẽ cung cấp các dịch vụ công cộng và thương mại như trợ giúp các hoạt động cứu trợ trong thiên tai, các hoạt động của quân đội Ấn Độ bao gồm các máy bay và tàu chiến.

Được biết, Ấn Độ xây dựng hệ thống định vị riêng cho mình nhằm cạnh tranh với Trung Quốc, đất nước hồi tháng 12 qua đã khánh thành hệ thống định vị phục vụ trong khu vực là Bắc Đẩu và hướng đến việc bao phủ toàn cầu vào năm 2020.

Hồi tháng 6 qua, đã có báo cáo cho hay Pakistan, đất nước láng giềng xảy ra ba cuộc chiến với Ấn Độ, đã trở thành quốc gia châu Á thứ năm sử dụng hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc.

Tiến Dũng

>> Nga phóng thêm 4 vệ tinh định vị trong năm 2013
>> Mỹ phóng vệ tinh định vị lên quỹ đạo
>> Nga phóng thành công vệ tinh định vị
>> Ấn Độ tối ưu tên lửa BrahMos bằng hệ thống định vị mới
>> Nga mời Ấn Độ cùng nâng cấp hệ thống định vị
>> Trung Quốc phóng 2 vệ tinh định vị
>> Hệ thống định vị của Trung Quốc hoạt động
>> Trung Quốc phóng vệ tinh định vị thứ 10
>> Bắc Kinh và tham vọng “Bắc Đẩu”
>> Bắc Đẩu" của Trung Quốc đi được nửa chặng đường

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.