Ấn Độ thử nghiệm 'mẹ của các loại bom' nội địa

03/11/2021 16:10 GMT+7

Giữa lúc mẫu thuẫn biên giới với Trung Quốc kéo dài dai dẳng, Ấn Độ gần đây liên tiếp thử nghiệm các vũ khí uy lực nhằm thể hiện sự răn đe.

Bom tầm xa (LRB) của Ấn Độ được thả từ máy bay

Ảnh chụp màn hình New Indian express

Trong động thái được coi là lời cảnh báo đến Trung Quốc, Ấn Độ hôm 27.10 phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 với tầm bắn bao phủ hầu hết lãnh thổ Trung Quốc.

Ngay sau đó, Ấn Độ thử nghiệm lần thứ 10 loại bom lướt thông minh SAAW có tầm hoạt động 100 km, chủ yếu tấn công các mục tiêu ở sân bay như radar, boongke, đường băng.

Đến hôm 29.10, Ấn Độ lần đầu tiên thử nghiệm loại bom tầm xa (LRB) nội địa được mệnh danh là “mẹ của các loại bom”, theo The EurAsian Times.

LRB do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng (DRDO) chế tạo, cũng có tầm tấn công 50 - 150 km, có thể mang theo đầu đạn đến 1.000 kg. Quả bom được phóng từ tiêm kích Su-30 MKI ở độ cao 10 km.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo quả bom sau khi được thả từ máy bay chiến đấu đã được dẫn đường bằng laser đến mục tiêu với độ chính xác nằm trong ngưỡng lý thuyết. Nhiều hệ thống radar được sử dụng để theo dõi hành trình bay và thông số của vụ phóng. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay toàn bộ mục tiêu của cuộc thử nghiệm đều được hoàn thành, theo Hindustan Times.

Chủ tịch DRDO G. Satheesh Reddy nói rằng vụ thử nghiệm thành công quả bom tầm xa đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc phát triển nội địa lớp vũ khí này.

Cuộc thử nghiệm thành công là cú hích mạnh cho năng lực của quân đội Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng ở biên giới với Trung Quốc kéo dài dai dẳng.

Trước nay, loại bom phi hạt nhân mạnh nhất mà Ấn Độ sở hữu được cho là loại bom thông minh tác động chính xác và giá rẻ (SPICE) do hãng Rafael Advanced Defence Systems của Israel phát triển.

Mẹ của các loại bom GBU-43

Afp

Loại bom này nặng 450 kg, dài khoảng 3 m, có thể thả từ chiến đấu cơ. Tuy nhiên, vũ khí này được cho là không thể so với các loại bom quy ước như Mỹ hay Nga sở hữu.

Năm 2017, Mỹ thả GBU-43 xuống Afghanistan, quả bom phi hạt nhân lớn nhất mà quân đội nước này từng sử dụng. Quả bom được mệnh danh là “mẹ của các loại bom” với trọng lượng 10,3 tấn.

Video bom GBU-43 khi thử nghiệm năm 2003 và lúc được thả xuống Afghanistan ngày 13.4.2017

Quả bom được phát triển nhằm sử dụng trong chiến tranh Iraq với mức giá 16 triệu USD mỗi quả. Tuy nhiên nó chưa từng được động đến cho tới năm 2017. GBU-43 sử dụng hệ thống dẫn đường bằng định vị GPS, thả xuống từ cửa chất hàng của máy bay vận tải MC-130 và phát nổ trước khi chạm đất.

Trong khi đó, Nga sở hữu quả bom gọi là “cha của các loại bom”, được thử nghiệm vào năm 2007. Đây là loại vũ khí nhiệt áp với khả năng được cho là có thể so sánh với vũ khí hạt nhân.

“Cha của các loại bom” có bán kính phá hủy khoảng 300 m với sức công phá tương đương 44 tấn thuốc nổ TNT. Bán kính công phá và lượng nhiệt phát ra được cho là gấp đôi “mẹ của các loại bom”.

Nga công bố video vụ thử "bom Sa hoàng" mạnh gấp 3.300 lần bom phá hủy Hiroshima

Năm 2019, Trung Quốc cũng trình làng phiên bản “mẹ của các loại bom” nội địa. Quả bom này do hãng sản xuất vũ khí NORINCO phát triển, được thả từ máy bay ném bom H-6K và gây ra vụ nổ khổng lồ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.