An toàn bay, những điều chưa biết - Kỳ 4: Làm sao để sống sót?

08/08/2014 08:45 GMT+7

(TNO) Thảm họa hàng không là chuyện ít xảy ra nhưng lại là một trong những câu hỏi được đặt đi đặt lại nhiều nhất trong suốt hàng chục năm. Cứ sau mỗi thảm họa hàng không, người ta lại cần phải biết nhiều hơn về những kỹ năng thoát hiểm, đặc biệt là sự chủ động từ phía hành khách.

(TNO) Thảm họa hàng không là chuyện ít xảy ra nhưng lại là một trong những câu hỏi được đặt đi đặt lại nhiều nhất trong suốt hàng chục năm. Cứ sau mỗi thảm họa hàng không, người ta lại cần phải biết nhiều hơn về những kỹ năng thoát hiểm, đặc biệt là sự chủ động từ phía hành khách.

>> An toàn bay, những điều chưa biết - Kỳ 1: 'Cảnh sát giao thông' bầu trời
>> An toàn bay, những điều chưa biết - Kỳ 2: Bên trong căn cứ kiểm soát không lưu
>> An toàn bay, những điều chưa biết - Kỳ 3: Máy bay bị nguy hiểm, phi công sẽ làm gì?


Một phụ nữ đi ngang qua mảnh vỡ máy bay MH17 trên cánh đồng ở miền đông Ukraine - Ảnh: Reuters

Cơn hoảng loạn chiếm hữu

"Có một hành khách từng quát vào mặt tôi thế này: Cô phải đi vào buồng lái và kích hoạt cái cửa khẩn cấp". Patricia Sund, một tiếp viên hàng không và là một blogger nổi tiếng miêu tả lại những gì mình gặp mỗi khi có sự cố trên máy bay. Theo Patricia Sund, thông thường hành khách sẽ quát mắng mình và hành động không lường được.

Ít người biết rằng nút mở cửa khẩn cấp không nằm trong buồng lái, và các cô tiếp viên sẽ phải là người mở cửa khi đến lúc thoát hiểm. Nhưng sự rối lên của hành khách, hành vi hung hăng, dữ dằn và nhiều khi đụng tay đụng chân vì hoảng loạn, đã khiến những cuộc di tản trên không trở nên quá khó khăn.

 

Theo trang LiveScience, 90 giây đầu tiên sau khi máy bay bị rơi là thời điểm quan trọng nhất. Nếu hành khách bình tĩnh và đi thật nhanh ra cửa thoát hiểm, cơ hội thoát chết của họ tăng lên nhiều đáng kể.

Trên trang AirSafe.com, lời khuyên hàng không thường được lặp đi lặp lại nhất cho hành khách là phải tuyệt đối nghe lời tiếp viên hàng không.

Patricia Sund cũng từng giải thích trên báo, tiếp viên được học cái gì. Các cô phải học hàng trăm tình huống như: có bom, có khủng bố, có áp giải tội phạm, có hành khách bị đột quỵ, có bão từ... Quyển hướng dẫn mà Patricia mang theo mỗi chuyến bay dày cộp, dù các cô đã phải thành thục tất cả. Nghĩa là khi có các tình huống không tưởng xảy ra với hành khách, hẳn phải có một số rất nhiều các tiếp viên hàng không đã biết và phải luyện tập, nên làm theo từng bước là chuyện cần thiết.

Ngoài ra, trên Wikihow, lời khuyên được nhiều người chú ý nhất khi đi máy bay là hãy mặc áo quần tay dài và không mang giày cao gót. Quần áo tay dài sẽ giúp bạn tránh trầy xước hoặc bị cứa bởi các mảnh vỡ, bị lửa liếm... trong thảm họa.

Cynthia Corbett, một chuyên gia của Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ, nói: “Hãy tưởng tượng nếu phải chạy ra khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy, bạn sẽ chạy nhanh hơn nếu đi giày bệt hay chạy bằng guốc cao gót?”. Rất nhiều phụ nữ khi đi máy bay có xu hướng ăn mặc kiểu cách và mang guốc thật cao. Nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến giảm cơ hội sống sót nếu thảm họa máy bay xảy ra.

Một số trang web khuyên: “Khi nghe tiếp viên thông báo chạy, hãy nhớ cởi giày ra nếu bạn mang guốc cao gót”. Sự hoảng loạn với giày cao gót chưa bao giờ là một ý hay.


Mảnh vụn của máy bay AH5017 thuộc hãng Air Algéria vừa rơi vì nghi bị bão ở Mali - Ảnh do cơ quan truyền thông của Quân đội Pháp công bố

Chuyện nhỏ và vài chục giây sống sót

Theo trang LiveScience, 90 giây đầu tiên sau khi máy bay bị rơi là thời điểm quan trọng nhất. Nếu hành khách bình tĩnh và đi thật nhanh ra cửa thoát hiểm, cơ hội thoát chết của họ tăng lên nhiều đáng kể.

Theo một báo cáo quốc gia về an toàn vận tải của Mỹ, có rất nhiều hành khách vào khoảnh khắc này không biết làm gì. "Nhiều người ngồi đợi lệnh, và khi không nghe lệnh, họ đã ngồi im như thế". Nhiều xác chết được tìm thấy trên xác máy bay, vẫn còn đeo nguyên thắt lưng an toàn vì quá sợ hãi, quên cả việc cởi thắt lưng.

Giáo sư Professor Galea nói: “Nhiều người cố bấm một nút trên thắt lưng an toàn, vì trong lúc hoảng loạn họ cố gắng làm thứ họ thường làm. Họ đã quen với thắt lưng an toàn trên xe hơi, là ấn nút. Nhưng đây là thắt lưng an toàn trên máy bay, bạn phải kéo nó”. Chuyện nhỏ như vậy có thể làm nên sự sống sót hoặc mất mát vĩnh viễn.

Năm 1995, Mercedes Johnson đang bay trên một chuyến bay giáng sinh từ Miami tới Colombia với cha mẹ. Máy bay rơi trên dãy Andes. Mercedes nghe một tiếng rung nhẹ, sau đó cả máy bay rung bần bật. Lập tức, cô cúi đầu xuống, co đầu vào giữa hai chân để bịt tai chống tiếng ồn. Cô nắm chặt tay cha cô. Máy bay rơi. Mercedes sống sót nhờ vào tư thế của mình, cô chỉ bị gãy tay. Nhưng cha mẹ cô đã không qua khỏi.


Một phụ nữ kéo vali ngang qua tấm bảng thông báo hủy chuyến bay ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters

90 giây trong câu chuyện trên và theo hầu hết lời khuyên của các hàng hàng không đều cảnh báo hành khách không nên uống quá xỉn, ngủ quá say khi sắp đáp hoặc nghe nhạc quá ồn... mà thiếu đi cảnh giác với tình huống xung quanh. “90 giây vàng” là thời điểm cực ngắn mà hầu hết những người sống sót hi hữu đã làm một điều gì có ích để sống sót.

Ngoài ra, những bài học cơ bản nhất của một hành khách đi máy bay, như lắng nghe tiếp viên hướng dẫn an toàn, chỉ vị trí cửa thoát hiểm... đều là những thứ nên được lắng nghe.

Tiếp viên Patricia Sund nói trên tờ Huffington Post: “Chỉ mãi đến sau thảm họa 11.9.2011, chúng tôi mới thấy những hành khách chú ý tới hướng dẫn an toàn trên máy bay mà mình thực hiện. Thật may mắn là họ đã bắt đầu chú ý hơn với video và thẻ hướng dẫn an toàn để ngay sau lưng ghế”.

Để sống sót sau một thảm họa hàng không, ngoài những may mắn hi hữu, tỷ lệ sống sót còn phụ thuộc rất nhiều vào việc hành khách đã và định làm gì ngay trong khoảnh khắc hoảng loạn ấy để chính mình được sống.

Hãy mặc áo quần tay dài và không mang giày cao gót. Quần áo tay dài sẽ giúp bạn tránh trầy xước hoặc bị cứa bởi các mảnh vỡ, bị lửa liếm... trong thảm họa. còn Cynthia Corbett, một chuyên gia của Cục quản lý hàng không liên bang Mỹ nói: “Hãy tưởng tượng nếu phải chạy ra khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy, bạn sẽ chạy nhanh hơn nếu đi giày bệt hay chạy bằng guốc cao gót?”. Lời khuyên được nhiều người chú ý nhất khi đi máy bay trên Wikihow.

Khải Đơn
(tổng hợp)

>> Cục Hàng không yêu cầu siết chặt an toàn bay
>> An toàn bay bị đe dọa
>> Dùng ĐTDĐ quay clip tiếp viên mặc bikini: Có vi phạm an toàn bay?
 >> Hạ cánh khẩn cấp để kiểm tra an toàn bay
>> Sân golf uy hiếp an toàn bay
>> Bị lưu giữ vì gây ảnh hưởng an toàn bay: Nữ doanh nhân dọa kiện Vietnam Airlines
>> Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Nếu vi phạm quy định an toàn bay thì phải đình chỉ
>> Xử phạt các trường hợp thả diều gây mất an toàn bay

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.