• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

An toàn khi dùng thuốc

16/11/2015 06:26 GMT+7

Tất cả các loại thuốc đều ghi rõ liều dùng, thông tin khuyến cáo, song để an toàn cho sức khỏe, khi cầm thuốc trên tay bạn cũng nên đặt ra các câu hỏi cho riêng mình.

Hoàng Lan

 

Khi kê toa thuốc, dù bác sĩ đã ghi rất rõ liều dùng và thời gian dùng thuốc, tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuôn bạn nên bổ dung kiến thức y khoa cho bản thân bằng những câu hỏi đơn giản dưới đây.

 

Tôi nên uống thuốc vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

Bạn cần hiểu được loại thuốc mà bạn uống nên uống vào thời điểm nào là thích hợp nhất, khi bụng đói hay khi bụng no. Thời điểm dùng thuốc giữa loại thuốc này với loại thuốc khác là trong thời gian bao lâu. Nếu như bạn không tuân thủ đúng giờ giấc, không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà đôi khi còn tăng các nguy cơ rủi ro khi phản ứng thuốc, nhẹ thì gây nôn nao khó chịu trong người, nặng thì gây tổn thương gan và đe dọa tính mạng.

 An toàn khi dùng thuốc

 

Bạn biết đó, có những loại thuốc cần phải uống trước khi ăn 30 phút như huyết áp, tiểu đường; có những loại thuốc phải ăn no mới được uống để tránh gây hại cho dạ dày như thuốc kháng sinh; có những loại thuốc cần uống trước khi đi ngủ 30 phút, khi không còn bất kỳ hoạt động mạnh nào (như thuốc trị loãng xương) thì mới có tác dụng.

 

Tác dụng phụ của thuốc gây ra là gì?

Tất cả các loại dược phẩm hiện nay đều có bảng hướng dẫn liệt kê rất rõ liều dùng, cũng như những thông tin khuyến cáo rất rõ để người tiêu dùng có thể lựa chọn và sử dụng đúng sản phẩm. Song để an tâm và cũng để nhắc lại mình phải ghi nhớ kỹ, khi cầm đơn thuốc và thuốc trên tay, bạn cũng nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ của mình các tác dụng phụ của nó.

 

An toàn khi dùng thuốc

 

Thuốc nào thường gây ra buồn ngủ, thuốc nào gây căng bụng trướng hơi, thuốc nào khiến bạn mất ngủ, hay thuốc nào có thể gây ra bí tiểu… từ đó tiên lượng trước các rắc rối do thuốc gây ra, tránh trường hợp thuốc có phản ứng phụ mà không hay biết, để rồi bạn ngồi đó suy nghĩ tiêu cực, “đoán già đoán non” gây thêm bệnh vào người. Bệnh này chưa khỏi đã phát ra bệnh khác.

 

Tôi nên ăn uống như thế nào khi uống loại thuốc này?

Không chỉ có đông y, thầy thuốc mới căn dặn bạn phải kiêng loại thức ăn này, thức uống kia để tránh giảm hiệu quả trị liệu hoặc những tương tác gây nguy hại cho sức khỏe, Tây y cũng có những điều kiêng kị trong ăn uống. Chẳng hạn: khi dùng thuốc chỉ nên dùng nước lọc, không nên uống thuốc chung với các loại thức uống khác. Nếu uống thuốc với nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm; trà, cà phê có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm; rượu thì tuyệt đối tránh, bởi sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan; hay không uống thuốc với sữa tươi, vì canxi trong sữa cản trở sự hấp thu của thuốc kháng sinh. Về ăn uống, khi uống các kháng sinh như tetracycline, doxycyclin, không được ăn tôm cua. Khi chữa bệnh bằng aspirin, thức ăn cần có ít đạm, mỡ và các chất carbua, nếu không sự hấp thu thuốc giảm đi hai lần. Còn các món cá có thể kích thích hiện tượng chảy máu.

 

Loại thuốc này nên uống cả viên hay có thể tán nhỏ ra cho dễ uống?

Bạn biết không, có một số loại thuốc phải uống cả viên mới phát huy hết tác dụng.

 

An toàn khi dùng thuốc

 

Do vậy, bạn đừng nghĩ rằng tán nhỏ ra rồi uống cho đỡ hại dạ dày nhé. Việc phân nhỏ hay cà nhuyễn thuốc không chỉ làm giảm chất lượng điều trị của thuốc mà còn có thể gây ra một vài biến chứng do thuốc.

 

Tôi có thể uống thuốc này cùng thời điểm với các loại thuốc khác không?

Có những loại thuốc có thể uống chung với nhau, nhưng có loại thuốc nếu uống cùng một lúc sẽ làm giảm công hiệu của thuốc như thuốc kháng sinh chẳng hạn. Việc uống chung sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể. Nếu bắt buộc phải dùng nhiều loại thuốc bạn nên hỏi kỹ bác sĩ khoảng thời gian uống giữa thuốc này với thuốc kia. Việc uống cách xa nhau 2 - 3 giờ là rất cần thiết.

 

Tại sao loại thuốc này cần dùng lâu dài, thậm chí là suốt đời?

Có những loại bệnh như huyết áp, tiểu đường… phải dùng thuốc đúng giờ, đúng liều mới hiệu quả. Việc dùng thuốc lộn xộn trong ngày gây ra rất nhiều rủi ro, như tăng hạ huyết áp bất thường cho người bệnh cao huyết áp, hay gây tăng, hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Các loại thuốc hạ đường huyết được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút với thuốc có tác dụng nhanh, tác dụng chậm nên sử dụng trước ăn 60 phút. Nếu uống quá xa bữa ăn dễ gây tụt đường huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nên cần đọc kỹ hướng dẫn với từng loại thuốc.

 

Tôi đang mang thai, tôi có được uống loại thuốc này không?

Thông thường, bác sĩ luôn khuyên bạn nên kiêng tuyệt đối việc dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

 

An toàn khi dùng thuốc

 

Trong khoảng thời gian này nếu dùng thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa, như một số thuốc an thần, một số thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư... có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. Qua tháng thứ 4, chỉ nên dùng khi có toa chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích sức khỏe của bà mẹ và mức ảnh hưởng đến bào thai để chọn thuốc cho thai phụ.

 

Tôi có thể uống thuốc sổ giun khi đang cho con bú không?

Thuốc sổ giun không được khuyên dùng cho bà mẹ mang thai, cho con bú, bởi một vài thành phần của thuốc có thể gây nguy hại cho sức khỏe thai nhi. Trẻ dưới 2 tuổi cũng không được khuyên dùng. Bé chỉ được dùng thuốc khi được phát hiện.

 

An toàn khi dùng thuốc

 

Khi nghi ngờ con bạn bị nhiễm giun, bạn nên đưa con đi khám để làm xét nghiệm tầm soát. Khi đã có bằng chứng chính xác, bé sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ. Trường hợp bé bị mắc một số bệnh mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận, đang ốm, sốt... không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy, phải có chỉ định, có sự theo dõi của bác sĩ.

 

Thuốc đắng quá, bé uống xong là ói mửa ngay. Tôi có nên cho bé uống liều thay thế không?

Trường hợp bé bị ói ngay sau khi uống thuốc, bạn có thể cho con uống liều thay thể sau khi cơ thể đã ổn định. Trường hợp bé bị nôn ói sau khi uống được hơn 10 phút thì không nên, bởi rất có thể thuốc đã hấp thu vào cơ thể.

 

 

Top
Top