Chất lượng giáo dục: Cần nhìn nhận khách quan

26/08/2005 11:50 GMT+7

Những vấn đề liên quan đến giáo dục luôn là đề tài được quan tâm nhiều ở mọi thời điểm, nhất là khi hệ thống giáo dục với những cách tổ chức quản lý, chương trình giảng dạy... qua thực tế đã lộ rõ nhiều bất cập như hiện nay. Bạn đọc Thanh Niên, những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà đã có những ý kiến rất đáng được những người có trách nhiệm biết đến và lưu tâm.

Đôi dòng suy nghĩ nhân đọc ý kiến của lãnh đạo Sở GD - ĐT các tỉnh thành

Theo chương trình cải cách do Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra từ năm 2001 được Quốc hội thông qua, với chương trình đầu tư mục tiêu cho giáo duc. Nhưng vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý chúng ta là đã tìm hiểu hết về tình hình thực tế của nền giáo dục nước nhà hay chưa (đi thực tế chứ không phải trên giấy tờ hay qua các bản báo cáo): về chất lượng giáo viên; giá thành cho mỗi bộ sách giáo khoa mà mỗi phụ huynh phải mua sắm cho con em mình vào đầu các năm học mới; việc trang bị hàng ngàn tỉ đồng cho việc mua sắm thiết bị giáo dục trong khi đó việc chuẩn bị phòng ốc, người bảo quản sử dụng thiết bị này ra sao? Sau 3 năm thực hiện chương trình thay đổi sách và thiết bị dạy học, các nhà làm công tác giáo dục của chúng ta đã đi tìm hiểu thực tế của việc sử dụng kinh phí nhà nước cho công tác này với hàng ngàn tỉ đồng ra sao hay chưa? Trong khi mọi người dân đều ủng hộ và hưởng ứng qua việc mua công trái giáo dục mà Chính phủ phát động, những nhà lãnh đạo ngành đã làm được công việc mà mọi người dân quan tâm hiện nay - "xã hội hóa giáo dục" -chưa?

Theo tôi được biết hiện nay giá thành một bộ sách giáo khoa đầy đủ gồm cả sách bài tập là hơn 100.000đ. Nhưng sau 1 năm học, đa số sách này không được sử dụng lại trong khi vẫn còn giá trị sử dụng. Thật hết sức lãng phí! Và càng phản giáo dục hơn khi chúng ta vô tình để cho con em mình thực hiện sự lãng phí này. Nhà xuất bản Giáo dục đã thấy được việc này chưa? Nên chăng tạo một thư viện lớn để trao đổi, cho mượn, hoặc tạo điều kiện cho các em học trước có thể để dành lại bộ sách cho các em học sau? 1 quyển sách bài tập có giá từ 5 - 8 ngàn đồng, nhưng chỉ dùng có 1 lần - dạng điền trắc nghiệm - rồi bỏ. Việc này theo tôi giáo viên viết lên bảng để học sinh ghi vào vở (trong khi mỗi quyển vở chỉ có 2 ngàn đồng), vừa luyện chữ viết cho học sinh vừa thực hành tiết kiệm. Trước đây trong thời kỳ kinh tế khó khăn, học sinh các lớp trước của chúng ta vẫn làm bài tập theo kiểu này. Chỉ vài năm gần đây mới có các dạng vở bài tập in sẵn. 
 
Bước vào năm học mới hàng trăm ngàn đồng - để mua sách, bút - đối với người dân nghèo không phải là nhỏ!

Hãy thật tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật hiện trạng giáo dục, chất lượng giáo dục (cả thầy lẫn trò) để có hướng đầu tư thật hiệu quả, tạo lòng tin cho nhân dân, mặt khác cần có hướng đầu tư đúng (nên đầu tư cái gì truớc cái gì sau), đừng mua trâu rồi mới làm chuồng.

Một lần nữa tha thiết kính mong các nhà lãnh dạo giáo dục chúng ta cần có cái nhìn thực tế hơn, tiết kiệm hơn để có một hướng đi rõ ràng hơn, chắc chắn hơn. Chớ vội vã để rồi cứ lặp lại quy trình sai - sửa, cải cách. Tội cho dân, cho thế hệ tương lai của chúng ta lắm!

Đỗ Văn Hùng (Phan Bội Châu, Tam Kỳ, Quảng Nam)

Thi tốt nghiệp THCS - chúng ta đang đi lùi 30 năm
 
Việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THCS cách đây hơn 30 năm, ở Sài Gòn đã thực hiện rồi (tức bỏ thi Tú tài 1). Bây giờ chúng ta mới làm có nghĩa là đi lùi 30 năm. 

Tran Huu An

Giáo dục: Bao giờ người dân được yên tâm?
 
Vấn đề giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây đã gióng lên những hồi chuông báo động về nhiều mặt: chất lượng, sự quá tải, bệnh thành tích... Và bây giờ khi mà Quốc hội đang tìm cách "giảm tải" chương trình học cho các con em của chúng ta để các em khỏi phải gồng gánh trên đầu những kỳ thi không cần thiết thì  lại có "sáng kiến" đưa ra những kỳ thi khác bắt buộc, để "sàng lọc", để "tuyển"... Như vậy chẳng phải con cháu chúng ta sẽ tiếp tục bị "tăng tải" sao?

Hãy thử nhìn sang các nước lân cận và trên thế giới thì sao? Hay rất gần thôi, các trường quốc tế đang được mở ngày càng nhiều trên đất nước của chúng ta, sẽ thấy các học sinh ở các trường này học rất nhẹ nhàng, mà vẫn có chất lượng rất cao? Tại sao thế? Tại sao ngay trên đất nước của chúng, do chúng ta lànm chủ nhưng chúng ta không thể xây dựng một nền giáo dục tiên tiến để thu hút và đào tạo được những nhân tài cho đất nước? Trong khi các trường quốc tế mang phương pháp giáo dục từ các nước khác đến Việt Nam, vẫn tuân thủ những qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà các em học sinh không bị "quá tải", các bậc phụ huynh không kêu than rằng con của họ đang bị "hành hạ", "quá tải"?

Câu trả lời đang lợi những nhà quản lý giáo dục của đất nước!
 
Riêng tôi, thật buồn khi nghĩ không biết đến bao giờ người dân trong cả nước sẽ yên tâm rằng con cái của họ đang được đào tạo bởi một nền giáo dục tốt.

Ngoc Thanh (đường 3/2, TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.