Bản chất của kiểu bán hàng “Truyền tiêu” (kỳ 3)

09/12/2003 15:14 GMT+7

Để hiểu rõ hơn về hoạt động phân phối hàng hóa (hoặc dịch vụ) “truyền tiêu” chân chính, hãy xem xét hoạt động của các công ty dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Công ty bảo hiểm luôn tạo điều kiện cho mọi người tham gia trở thành đại lý mà không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào.

Thu nhập chính của các đại lý bảo hiểm nhân thọ là tiền hoa hồng trên những hợp đồng bảo hiểm do chính mình và đại lý của mình (nếu có) bán được, song đa số là được bán cho khách hàng là người tiêu dùng - có thể là người thân, bạn bè hoặc hàng xóm nhưng không thuộc hệ thống đại lý. Điều này đồng nghĩa với việc không xảy ra tình trạng của hình thức “truyền tiêu tháp ảo” là mua bán lòng vòng trong hệ thống đại lý .

Để có được thu nhập cao, các đại lý bảo hiểm phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để tìm và thuyết phục khách hàng mua dịch vụ của mình cũng như nuôi dưỡng và phát triển hệ thống đại lý của mình. Xét về phía người tiêu dùng, việc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ hoàn toàn xuất phát từ những lợi ích mà dịch vụ này mang lại với khoản chi phí hợp lý chứ không phải mua là để được tham gia làm đại lý.

Với ví dụ đơn giản sau đây, chúng ta có thể thấy rõ tính chất lừa đảo của hình thức kinh doanh “truyền tiêu” trá hình: giả sử có một công ty “truyền tiêu tháp ảo” bán máy lọc nước với giá 500USD / cái. Đó là cái giá quá cao so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nên đa số người tiêu dùng không chấp nhận mua sản phẩm của công ty.

Giả dụ trung bình một NPP phải bảo trợ ít nhất bốn NPP dưới mình để có thể thu hồi được số tiền 500USD đã bỏ ra để mua một máy lọc nước khi gia nhập vào hệ thống “truyền tiêu tháp ảo” thì chỉ đến cấp thứ 12 trong hệ thống này, số người tham gia làm NPP đã lên đến 16.777.216, vượt xa dân số của TP. Hồ Chí Minh.

Song trên thực tế không phải mọi người dân tại thành phố đều có ý định là tham gia làm NPP nên không sớm thì muộn, công ty phân phối theo kiểu “truyền tiêu tháp ảo” sẽ không thể tuyển thêm được NPP mới. Đó

Cấp NPP

Số Lượng NPP

Tham Gia Hệ Thống

“Truyền Tiêu Tháp ảo”

Tỷ Lệ %

Nạn Nhân

Mất Tiền

Cấp 1 

Cấp 2 

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Cấp 6

Cấp 7

Cấp 8

Cấp 9

Cấp 10

Cấp 11

Cấp 12

1

4

16

64

256

1,024

4,096

16,384

65,536

262,144

1,048,576

4,194,304

16,777,216

 

75%

75%

75%

75%

75%

75%

75%

75%

75%

75%

75%

cũng là lúc hệ thống “truyền tiêu tháp ảo” này sụp đổ vì không tuyển được NPP mới thì công ty sẽ không tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí hoạt động và trả tiền hoa hồng của những NPP “lâu năm” có vị trí ở các tầng cao trong hệ thống.

Vậy khi công ty sụp đổ thì ai sẽ là người mất tiền? Tất nhiên, những NPP mới gia nhập nằm ở các tầng thấp nhất của hệ thống “truyền tiêu tháp ảo” sẽ là nạn nhân vì hoàn toàn chưa bảo trợ được một NPP nào dưới mình để có thể bán máy lọc nước. Ở ví dụ này, tỷ lệ nạn nhân bị mất tiền luôn chiếm hơn 75% tổng số các NPP từng tham gia hệ thống “truyền tiêu tháp ảo”.

Tỷ lệ này không phụ thuộc vào thời điểm và số cấp bậc mà hệ thống hiện có khi sụp đổ. Giả sử hệ thống “truyền tiêu tháp ảo” này bị sụp đổ khi phát triển được đến cấp thứ 10 thì khi đó sẽ có đến 1,048,576 người bị mất tiền với tổng số lên đến USD 524,288,000 (500USD x 1,048,567 nạn nhân). Đây là một số tiền quá lớn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Nói tóm lại, không sớm thì muộn, công ty “truyền tiêu tháp ảo” sẽ bị sụp đổ giống như Nước hoa Thanh Hương. Khi đó, đại đa số (ở ví dụ trên là hơn 75 %) các NPP trong hệ thống “truyền tiêu tháp ảo” là nạn nhân bị mất tiền. Số tiền mà họ bị mất đã rơi vào tay chủ công ty cùng thiểu số một số ít người “may mắn” có vị trí ở các bậc cao nhất trong hệ thống “truyền tiêu tháp ảo”.

Điều này lý giải tại sao thiểu số một số ít NPP nằm ở các cấp bậc cao trong hệ thống “truyền tiêu tháp ảo” có thu nhập hàng tháng lên đến hàng chục triệu đồng mà không phải tốn nhiều thời gian và công sức.

Ở nước ta, do chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể đối với hoạt động kinh doanh và phân phối hàng hóa theo kiểu “truyền tiêu” nên hiện nay chưa có đủ cơ sở pháp lý để đánh giá chính xác về tính hợp pháp của từng công ty hoạt động theo loại hình này.

Theo DSA (Hiệp hội các công ty bán hàng truyền tiêu – Mỹ) thì ngay tại Mỹ, Luật pháp Liên bang cũng chưa cung cấp đầy đủ cơ sở để phân biệt rõ đâu là “truyền tiêu tháp ảo” và đâu là “truyền tiêu”. Vì vậy, chúng ta cần phải hết sức cảnh giác trước những lời mời tham gia làm NPP cho những công ty bán hàng theo kiểu “truyền tiêu”.

Lê Lan Sơn
(còn tiếp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.