
Những nụ cười Việt Nam lại nở hồn nhiên
Khi dịch lui binh thấy rõ, thì SEA Games 31 khai mạc ngày 12.5.2022, và các tour du lịch hết sức phong phú cũng bùng lên cùng thể thao, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí…
Bánh bột lọc, bánh bèo, bún bò, cơm hến... rất nhiều món đặc sản ở Huế nổi tiếng vừa ngon, lại rẻ, chỉ cần trong túi có 100.000 đồng là có thể vi vu ăn 'dọc ngang' từ sáng đến tối khi du lịch ở đây.
Hoa hậu, á hậu ngoài vẻ đẹp nhan sắc, tài năng còn yếu tố tâm hồn, công dung ngôn hạnh luôn được công chúng để ý đến. Với Hà Thu - Á hậu 1, Hoa hậu Đại Dương 2014, khả năng chế biến các món ăn Huế rất sành, trong đó có món bánh nậm, bánh bột lọc.
“Con yêu bánh nậm !” là câu nói người Huế thường dùng để mắng yêu mấy đứa con gái cưng mà thường hay õng ẹo làm bộ làm tịch nhưng ngọt ngào và ấm áp.
Nếu miền Bắc có bánh cuốn, bánh giò…; miền Trung có bánh xèo, bánh khoái, bánh bèo, bánh nậm… thì miền Nam có nhiều món đặc trưng như bột chiên, bánh khọt…
Huế vốn đã sẵn trứ danh với ẩm thực. Ẩm thực Huế không phải chỉ có mỗi món bún bò, mà là một nguồn tài nguyên phong phú với nhiều món ăn đầy cá tính như cơm hến, bánh bèo, bánh nậm, bánh khoái, chè hạt sen...
Với sự sáng tạo của các đầu bếp tại gia lẫn các nhà hàng, món chay đã được nâng lên một “tầm cao” mới.
Bánh thanh tao, mềm mịn, thoang thoảng vị tôm là món ăn chơi tinh tế ban chiều của người Huế.
Bên cạnh bánh bèo, bột lọc, bánh nậm là một đặc sản ẩm thực truyền thống của xứ Huế.
Ở Sài Gòn, bánh canh đơn thuần là tên gọi đi với món ăn kèm, như banh cánh cua, bánh canh ghẹ, bánh canh giò heo, bánh canh cá... Tuy nhiên, món này ở Quảng Trị lại được gọi với cái tên khá thú vị là "cháo bột", mà khi nghe qua chắc nhiều người Sài Gòn cũng ngẩn ngơ. Điều thú vị ở món "cháo bột" này (hay còn gọi là "cháo bánh canh") là khi thưởng thức thực khách vừa gắp bằng đũa, vừa ăn bằng muỗng. Người Quảng Trị đôi khi còn gọi món này là "cháo vạt giường" nghe rất lạ tai. Bột gạo để làm món bánh canh này cũng rất công phu: gao được ngâm thật kỹ rồi mới đem xay thành bột, rồi nhào cho thật kỹ, nhào càng lâu bột càng "chín" sẽ khiến cho cọng bánh canh ngon hơn bội phần. Sau đó mới cán mỏng bột rồi thái thành những sợi nhỏ như thanh tre của vạt giường (cũng là tên của món này). Khi khách gọi thì mới luộc những thanh "vạt giường" này trong nước sôi cho đến khi chính thành từng sợi dài và không nhão là vừa ngon.
Nếu có dịp đến khu vực đằng sau chợ Bàn Cờ (hẻm 51 Cao Thắng, quận 03) vào đầu giờ chiều, bạn sẽ bắt gặp vô số quán ăn hấp dẫn. Có hẳn một bãi gửi xe nhỏ để thực khách có thể yên tâm nhẩn nha tìm kiếm món ăn mình yêu thích, từ cháo Tiều, hủ tiếu, chè Tàu, gỏi cuốn, ốc, bánh ướt... trong đó nổi bật nhất là quầy bánh Huế trước cửa số nhà 51/75. Điểm dễ nhận thấy nhất vào giờ cao điểm của quầy bánh Huế này là cả chủ lẫn nhân viên đều tất bật, luôn tay xếp các món bánh Huế vào dĩa để kịp phục vụ số đông thực khách. Một dĩa bánh Huế thập cẩm ở đây bao gồm bánh bèo, bánh nậm và bột lọc, ăn kèm với chả cây và nem chua nướng. Phủ lên trên là một lớp mỡ hành hấp dẫn cùng với bánh mì chiên (tương tự như quầy bánh Huế trong chợ Cũ hay quán 18A Cao Bá Nhạ cùng ở quận 01).
Những quán bán các loại bánh Huế đúng kiểu Huế khách không tấp nập nhưng đều đặn và trung thành. Đó là bởi khẩu vị ở những nơi này dành cho những người ưa nước chấm làm từ tôm đậm đà chứ không ngọt lừ đi. Những quán Huế ở Sài Gòn có hai dạng, một là vẫn giữ gần với nguyên gốc, hai là làm cho ngọt thêm để phù hợp với khẩu vị người gốc miền Nam. Cả hai phong cách này vẫn song song tồn tại và đều sống được, bởi khách hàng gốc Nam cũng nhiều, khách hàng gốc Huế và gốc miền Trung cũng nhiều không kém. Những người gốc Huế sành ăn thường chọn quán Huế - Ngọc Trâm có "thâm niên" gần 15 năm nằm trên con đường Sư Vạn Hạnh nối dài. Nỗi nhớ quê nhiều khi quay quắt vì những chiếc bánh nhỏ nhoi như thế. Quán bán những món bánh đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Huế như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít...