Sau Chiến tranh lạnh, NATO và Nga đã thiết lập quan hệ hợp tác, coi nhau là đối tác chứ không còn là đối thủ. Để có lý do tiếp tục tồn tại và gây dựng vai trò chính trị cho liên minh quân sự, NATO đã chuyển trọng tâm từ đảm bảo an ninh trong phạm vi lãnh thổ các nước thành viên sang hoạt động quân sự ở bên ngoài - như Afghanistan, Iraq hay Libya. Bây giờ, Nga làm thay đổi cả cục diện ở châu Âu và NATO bối rối vì không biết việc đó chỉ nhất thời hay là dấu hiệu về chuyển giai đoạn để quyết định giữ nguyên hay điều chỉnh chiến lược.
Sự bế tắc định hướng đó càng trầm trọng khi nội bộ NATO bất đồng quan điểm sâu sắc trong hai vấn đề là tăng chi phí quân sự và triển khai quân đội ở một số thành viên cạnh Nga. Tổng thống Mỹ Barack Obama làm cho bất đồng quan điểm này thêm sâu sắc khi gây áp lực với NATO bằng việc đưa ra chương trình tài chính trị giá 1 tỉ USD để giúp các thành viên NATO tăng cường tiềm lực quân sự và sẵn sàng triển khai quân đội Mỹ ở những thành viên có nhu cầu. Nhiều thành viên NATO ở châu Âu không sẵn sàng tăng chi phí quân sự và không muốn khiêu khích Nga, muốn đối thoại chứ không đối đầu với Nga. NATO hiện chưa có cách thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy.
La Phù
>> NATO họp bàn giải pháp dài hạn cho khủng hoảng Ukraine
>> Tướng Nga: Moscow sẽ 'đáp trả' hành động tăng quân gần biên giới của NATO
>> Mỹ đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo cho lá chắn NATO
>> E ngại Trung Quốc, Nhật cậy đến NATO
>> NATO cân nhắc hiện diện quân sự vĩnh viễn tại Đông Âu
Bình luận (0)