Bát nháo nạn ăn xin

15/02/2016 05:05 GMT+7

Trong những ngày đầu xuân, rất nhiều người thường đến các chùa, miếu để dâng hương. Lợi dụng cơ hội này, nhiều người ăn xin và giả dạng ăn xin đã tụ tập về đây để làm ăn.

Trong những ngày đầu xuân, rất nhiều người thường đến các chùa, miếu để dâng hương. Lợi dụng cơ hội này, nhiều người ăn xin và giả dạng ăn xin đã tụ tập về đây để làm ăn.

Những người ăn xin ở lễ hội chợ Viềng (Nam Định) - Ảnh: Ngọc ThắngNhững người ăn xin ở lễ hội chợ Viềng (Nam Định) - Ảnh: Ngọc Thắng
Tôi từng khá quen mặt một người đàn ông cụt tay tầm 40 tuổi, cứ đầu xuân nào cũng xuất hiện ở lối vào phủ Tây Hồ ròng rã cả tháng trời để xin tiền. Thế nhưng, trong một lần khác tôi vô tình gặp ông ta không hề bị cụt tay đang ngồi uống cà phê với bè bạn tại một quán sang trọng.
Thì ra, ông ta đã bó tay gập lên và đóng giả bị cụt phần cẳng tay dưới để đánh lừa mọi người.
Những lần đi lễ ở đền Bia Bà (Hà Đông), hay ở chùa Hương, Yên Tử (Quảng Ninh), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)... tôi đều bắt gặp những kẻ giả dạng tàn tật để xin ăn. Trẻ có, già có, người thì giả cụt chân, cụt tay, kẻ thì giả bệnh tật, lở loét đầy người bằng các chiêu trò bôi phẩm màu lên thân. Có những kẻ còn giả câm, giả liệt tứ chi khi nằm sõng soài lên xe lăn, bên vệ đường trông thật thảm thương. Đáng trách hơn nữa là không ít người lớn có sức khỏe nhưng lại lười lao động, mang trẻ em ra làm công cụ để xin ăn. Những năm gần gây, còn có nhiều người đóng giả kẻ tu hành để đi khất thực xin tiền khắp nơi.
Giả dạng người tàn tật, nhà tu hành, người mất sức lao động để trà trộn ăn xin và coi đây là một "nghề" kiếm tiền của một bộ phận người lười lao động trong xã hội là hành động đáng lên án, bởi họ đã lừa dối mọi người để kiếm tiền. Thiết nghĩ, chính quyền các địa phương cần phải rà soát, có biện pháp để chấn chỉnh những việc làm phản cảm này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.