• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Bệnh Võng Mạc Đái Tháo Đường

04/07/2019 07:29 GMT+7

Bệnh lý đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, đưa đến nhiều biến chứng như đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh, động mạch ngoại biên, tổn thương mắt, bệnh thận, loét bàn chân…

Bài: Bác sĩ CKII. Lê Hồng Hà – Chuyên Khoa Mắt

 

4

 

3

 

Trong đó, một biến chứng nguy hiểm nhanh chóng đưa đến mù lòa đó là bệnh võng mạc đái tháo đường. Võng mạc giống phim trong máy chụp ảnh, ghi lại những hình ảnh sau đó truyền lên não, giúp nhận biết được thế giới xung quanh. Khi võng mạc bị bong ra, sẽ không được nuôi dưỡng, vì vậy bệnh nhân sẽ nhìn mờ, nếu không điều trị bệnh có thể dẫn đến mù một phần hoặc mù hoàn toàn. 90% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tổn thương trên võng mạc:

• Ban đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, nhưng nếu không theo dõi và điều trị sẽ gây giảm thị lực và đưa đến mù mắt.

• Biến chứng xảy ra không liên quan đến dạng đái tháo đường type 1 hay type 2 Võng mạc bình thường Võng mạc đái tháo đường

Nguyên nhân phát sinh bệnh

• Bệnh võng mạc đái tháo đường gây tổn thương võng mạc vĩnh viễn không hồi phục nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Về giải phẫu mắt, võng mạc là lớp tế bào thần kinh có chức năng thu nhận ánh sáng để truyền tín hiệu lên não tạo nên hình ảnh.

• Nếu lượng đường huyết quá cao hoặc dao động liên tục trong một khoản thời gian dài sẽ

làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc. Do thiếu dinh dưỡng nên võng mạc sẽ cố gắng tạo ra nhiều mạch máu mới, và chính những mạch máu này lại phát triển không bình thường. Hậu quả là chúng gây ra xuất huyết và tràn dịch vào trong võng mạc. Có trường hợp gây ra tình trạng phù hoàng điểm, mất thị lực.

• Càng nhiều mạch máu bị tắc nghẽn thì bệnh càng nặng. Chất dịch thoát ra từ lòng mạch sẽ tích tụ giữa các lớp võng mạc, từ đó gây bong võng mạc. Bệnh cũng gây tăng nhãn áp và thậm chí có thể gây mù lòa vĩnh viễn nếu không được phát hiện và xử lý sớm.

Theo dịch tễ học

• Năm 2010 có 285 triệu người bị đái tháo đường và năm 2030 sẽ có 439 triệu người mắc bệnh.

• Bệnh võng mạc đái tháo đường gây mù lòa 1,8 triệu người trên thế giới.

• Tại Việt Nam có khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, 20% có biến chứng ở mắt với mức độ khác nhau.

• 90% bệnh nhân tiến triển sau 10-15 năm bất kể dạng bệnh.

• Là nguyên nhân chính gây mù ở người trẻ và người lớn tuổi ở các nước công nghiệp hóa.

• Sau 5 năm mắc bệnh đái tháo đường, có tới 90% bệnh nhân đái tháo đường type 1, 60% bệnh nhân đái tháo đường type 2 và 30% bệnh nhân sẽ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường.

• Người bị đái tháo đường có nguy cơ bị mù lòa cao gấp 25 người bình thường.

 

2

 

Đặc điểm

Tổn thương mạch máu võng mạc => Phù và thiếu máu võng mạc => Mù lòa.

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tổn thương đáy mắt sẽ dẫn đến tình trạng nặng hơn như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc…cuối cùng là mù lòa.

Các triệu chứng

• Mờ mắt

• Nhìn như sương mù.

• Mờ như có đám mây che trước mắt.

• Nếu xuất huyết dịch kính, chỉ thấy bóng mờ.

• Ruồi bay là những bóng mờ, hay sợi chỉ ngoằn ngoèo, hình sợi dây mảnh như mạng nhện treo lơ lửng trong mắt và di chuyển trước mắt khi mắt nhìn yên.

• Các vùng tối trong thị trường

• Còn gọi là ám điểm. Vùng ám điểm này có thể ở trung tâm hoặc rìa hoặc toàn bộ thị trường.

• Cần đi khám mắt ngay lập tức.

• Thị lực dao động: tầm nhìn dao động, lúc mờ lúc rõ Giai đoạn đầu, thời gian thay đổi tầm nhìn trong vài giây nhưng càng về sau, thời gian thay đổi này càng kéo dài.

• Méo hình, hình không sắc nét: người bệnh thường thấy hình ảnh xung quanh bị méo mó, chỗ lồi chỗ lõm. Hình ảnh nhòe, mờ hẳn, mất độ sắc nét ở tất cả các vị trí.

• Giảm thị lực vào ban đêm: thị lực giảm đi rất nhanh khiến bệnh nhân khó khăn trong các sinh hoạt ở điều kiện ánh sáng yếu.

• Rối loạn màu sắc: tình trạng loạn sắc giác này càng ngày càng nặng hơn khi bệnh lý đái tháo đường kéo dài và mức độ dao động đường huyết không được kiểm soát chặt chẽ.

• Mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn

Yếu tố nguy cơ

• Thời gian mắc bệnh đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính liên quan đến sự phát triển bệnh.

• Mức độ tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ quan trọng có thể thay đổi, liên quan đến sự phát triển bệnh.
yếu tố phối hợp

• Tăng huyết áp

• Rối loạn lipid máu

• Đang mang thai

• Bệnh lý thận

• Béo phì, hút thuốc lá, thiếu máu

• Người da đen hoặc người gốc Tây Ban Nha

 

5

 

Phòng ngừa

1. Luôn luôn giữ đường máu ở mức độ an toàn.

2. Kiểm soát huyết áp ổn định < 130/80 mmHg.

3. Không hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

4. Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần.

5. Gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay nếu thấy có một hoặc nhiều dấu hiệu:

• Nhìn mờ, ruồi bay   

• Đỏ mắt, căng tức mắt

• Khó đọc sách báo   

• Đau 1 hoặc cả 2 mắt

• Nhìn 2 hình   

• Không nhìn rõ sang 2 bên 

Tóm tắt những điều cần nhớ

• Bệnh VMĐTĐ là nguyên nhân chính gây mù lòa.

• Bất cứ ai bị đái tháo đường đều có thể mắc bệnh.

• Đừng chờ đợi mắt mờ mới đi khám mắt vì đôi khi mắt chưa mờ nhưng đã có tổn thương ở võng mạc.

• Ổn định lượng đường huyết và huyết áp sẽ làm chậm tiến triển bệnh.

• Càng điều trị sớm thì càng có nhiều cơ hội phòng ngừa mù lòa.

 

1

 

Q & A

Bác sĩ CKII . Lê Hồng Hà Chuyên khoa Mắt - Phòng khám Đa khoa Vigor Health

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 61 tuổi, bị tiểu đường 6 năm nay, nhưng đã khám và điều trị ổn định nồng độ đường máu. Dạo 1 năm gần đây, mắt tôi kém đi rất nhiều, xin bác sĩ cho biết có phải do bệnh tiểu đường gây ra cho mắt?

Trả lời: Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng có liên quan đến mắt thường gặp như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc đái tháo đường. Các nghiên cứu đều cho thấy dù bệnh nhân được điều trị thường xuyên với nồng độ đường máu được kiểm soát ổn định thì vẫn có đến 60% bệnh nhân bị biến chứng võng mạc mắt sau 10 năm. Biến chứng võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa ở bệnh nhân đái tháo đường. Nếu không theo dõi, kiểm tra và xử trí kịp thời, các tổn thương mạch máu võng mạc này sẽ rất khó hồi phục. Do đó, bác nên kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng nếu có xảy ra.

Mẹ tôi bị đái tháo đường 10 năm nay. Gần đây mắt của mẹ tôi có biểu hiện như nhìn có đốm đen, ruồi bay trước mắt, nhìn mờ như có màng sương… Tôi có tham khảo thì được biết có khả năng mẹ tôi bị bệnh võng mạc do đái tháo đường. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh và cách điều trị.

Trả lời: Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong các biến chứng do đái tháo đường gây ra, ảnh hưởng đến mắt, làm cho mắt càng ngày càng mờ và cuối cùng là mất thị lực vĩnh viễn. Những thay đổi đầu tiên của mắt có thể xuất hiện rất sớm, một số nghiên cứu khoa học cho thấy 20-30% tổn thương xảy ra sau 5 năm, tăng lên 60% sau 10 năm và hơn 90% sau 20 năm. Tùy theo mức độ và giai đoạn mà các bác sĩ sẽ có quyết định cụ thể. Nếu giai đoạn bệnh lý võng mạc không tăng sinh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì chưa cần thiết phải can thiệp điều trị. Nếu bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng nhiều đến võng mạc thì cần phải can thiệp phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như: laser quang đông võng mạc, tiêm nội nhãn các thuốc chống tăng sinh mạch máu, phẫu thuật cắt dịch kính, phẫu thuật bong võng mạc… Đa số các biện pháp này có hiệu quả làm chậm hoặc ngưng tiến triển của bệnh trong một thời gian. Chính vì vậy, bạn cần đưa mẹ bạn đến cơ sở y tế có chuyên khoa nội tiết và mắt để các bác sĩ phối hợp kiểm tra và theo dõi bệnh lý cho mẹ bạn.

Top
Top