Bí mật người 'bay trên trời nhiều hơn ở dưới đất’ - Kỳ 2: Bốn biển là nhà

08/01/2017 14:02 GMT+7

Chào mừng đến thế giới của những chiếc va li, bầu trời và câu nói 'bốn biển là nhà'. Đó là những gì mà nhiều người được mệnh danh là 'thượng lưu' phải trải qua và đối mặt với nó hằng ngày.

Bốn biển là nhà” một câu tục ngữ Trung Quốc cổ mô tả về những người đi khắp thế giới. Khiến tôi nhớ lần đến thăm chùa Wong Tai Sin nổi tiếng ở Hồng Kông lúc 18 tuổi, quẻ xăm lúc đó đã dự đoán chính xác cuộc sống sau này.
Hôm nay là bước chuyển tiếp của 15 năm sau một bước ngoặt quan trọng. Lúc bấy giờ tôi quyết định nghỉ hưu sau 17 năm làm việc tại một nơi cố định, đã nghĩ về loại công việc sẽ nhận được hoặc ngành công nghiệp chấp nhận tôi.
Có vẻ như may mắn luôn đứng về phía tôi, tôi đã tìm được công việc trong khu vực trước ngày cuối cùng trong quân đội. Được yêu cầu tham gia một khóa đào tạo ở California, Mỹ. Đó là chuyến bay thương mại đầu tiên tôi sử dụng danh tính dân sự và đến bây giờ không thể nhớ hết mình đã quá cảnh qua bao nhiêu nước.
Chào mừng đến thế giới của những chiếc va li và “bốn biển là nhà”.
Hãy bắt đầu với chuyến đi đến California vào tháng 1.1993. Nhà cung cấp đã sắp xếp cho tôi một khách sạn cạnh nhà máy, là Embassy Suite trong khu vực Redwood. Có thể gọi đó là khách sạn năm sao, với phòng khách riêng biệt và phòng ngủ có cửa riêng.
Với tôi, bốn biển là nhà Shutterstock
Như mọi khách sạn 4 hoặc 5 sao ở Mỹ, sẽ không có ai đưa bạn đến phòng. Sau khi đăng ký tại quầy lễ tân bạn phải tự tìm phòng của mình, bằng cách lái xe đến dãy nhà bên ngoài hành lang.
Cú sốc văn hóa không dừng lại ở đó, vì khách sạn ở Mỹ sẽ rất ngạc nhiên nếu bạn thanh toán bằng tiền mặt, họ thích thẻ tín dụng hơn. Tôi nhớ một đồng nghiệp đến từ New Zealand, anh ấy không có bất kỳ chiếc thẻ tín dụng nào, và quầy lễ tân đã thật khó khăn để xác minh chiếc hóa đơn 100 đô la Mỹ là có thật.
Một điều khác cần phải lưu tâm là việc vận chuyển cho khách nước ngoài. Tại Mỹ, taxi không rẻ và không có sẵn nếu bạn đang ở vùng ngoại ô như California, ngoại trừ San Francisco hoặc Los Angeles.
Cho nên thuê xe là 90% lựa chọn ngoại trừ bạn không biết lái. Vào thời điểm năm 1993 không có Uber hay Grab nên tôi phải thuê một chiếc xe, và tôi đã mắc kẹt hầu hết quỹ thời gian để hòa nhập.
80% thời gian là ở nước ngoài, 1/3 quỹ thời gian là để "bay"
Vào những năm 90, tôi đã dành hơn 80% thời gian ở nước ngoài, 1/3 quỹ thời gian chỉ để "bay".
Phần đáng sợ nhất của người di chuyển thường xuyên chính là "bay". Đó là một trường hợp tồi tệ vào năm 1997, thảm họa tấn công đầu tiên nhắm vào Singapore bằng đường hàng không, chiếc máy bay Silk Air rơi xuống sông Indonesia và mang theo tất cả hành khách. Tồi tệ hơn, phi công chính là bạn tôi. Điều này khiến tôi phải ngừng "bay" trong 3 tháng.
Đất nước tôi tay lái nằm bên phải trong khi ở Mỹ là bên trái, việc lưu thông với tay lái nghịch quả là thử thách với khách nước ngoài, tôi phải mất một tuần mới đi đúng. Và bây giờ khi giá nhiên liệu tăng cao, sẽ thật phiền toái nếu tôi không có thẻ tín dụng, tất cả các trạm xăng ở đây chỉ chấp nhận thẻ tín dụng.
Bây giờ, tôi cũng đã hiểu thêm về thuật ngữ “bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày” nên khách sạn sẽ phục vụ hết lòng để bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Tôi đã tăng cân sau vài tuần công tác tại California.
Không dễ dàng để tìm một nơi ăn uống khi ra ngoài trừ khi bạn đang ở trung tâm mua sắm. Đến trung tâm mua sắm cũng không đơn giản vì nó không phải là tòa cao ốc trong khu trung tâm mà nằm trên một bãi đất trống rộng lớn gần đường cao tốc. Một lần nữa, bạn phải lái xe đến.
Trong tuần đầu tiên, tôi cũng đã học được khái niệm “Happy Hours” vào chiều thứ sáu, bắt đầu từ 16 đến 20 giờ, khiến mọi người đều no nê với bia và khoai tây. Tuy nhiên, nếu vẫn còn thèm ăn hãy tìm đến một nhà hàng thực sự cho bữa tối. Phải cẩn thận khi gọi món bò bít tết tại đây. Phần ăn họ chuẩn bị là cho người Mỹ chứ không phải cho người châu Á, trung bình 16 hoặc 20 oz (khoảng 500gr)/phần.
Trong cuộc sống “bay trên trời nhiều hơn dưới đất” của tôi có vô vàn chuyện vui buồn, mà nếu kể hết tôi phải viết thành cuốn sách dày.
Vào những năm 90, tôi đã dành hơn 80% thời gian ở nước ngoài, 1/3 quỹ thời gian chỉ để "bay".
Phần đáng sợ nhất của người di chuyển thường xuyên chính là "bay". Đó là một trường hợp tồi tệ vào năm 1997, thảm họa tấn công đầu tiên nhắm vào Singapore bằng đường hàng không, chiếc máy bay Silk Air rơi xuống sông Indonesia và mang theo tất cả hành khách. Tồi tệ hơn, phi công chính là bạn tôi. Điều này khiến tôi phải ngừng "bay" trong 3 tháng.
Tôi thật sự không thích hai giờ trung chuyển tại sân bay để làm thủ tục, kiểm tra an ninh và thêm 30 phút để lên máy bay. Tệ hơn là nhân viên phi hành đoàn làm phiền khiến một ngày trải qua trở nên khó khăn hơn. Vâng tôi đã có vài trải nghiệm bực mình như thế.
Cụ thể là chuyến công tác đến Trung Quốc trên chuyến bay SQ. Vào thời điểm đó, thói quen của tôi là yêu cầu bản sao của tờ báo, kèm theo cất bộ vest của tôi vào tủ. Tiếp viên hàng không của chuyến bay đó đến từ Trung Quốc, hãng SQ đã thuê nhiều nhân viên nước ngoài, nơi những điểm đến là xứ sở của họ. Hãy hình dung những gì cô ấy làm với bộ vest của tôi! Cô ấy bó lại và ném vào ngăn đựng đồ bên trên. Tôi đã sốc. Tiếp theo cô ấy chỉ vào một đồng nghiệp đang đứng phía sau tôi: "Lấy cho hành khách này tờ báo!". Tôi đã nghĩ đến sự lớn tiếng trong đầu, phi hành đoàn đã đào tạo tiếp viên như thế này ư?
Bạn tưởng tượng được tôi đã tức giận như thế nào. May thay, vì là khách bay thường xuyên nên hầu hết cơ trưởng và lãnh đạo phi hành đoàn đều biết tên tôi. Tôi đã lập tức yêu cầu bản phản hồi và viết đầy đủ sự việc vào đó, rồi nói với tiếp viên trưởng rằng muốn hãng hàng không gọi cho tôi sau khi nhận được phản hồi. Tất nhiên, một tuần sau, lãnh đạo của họ đã gọi và cho biết nhân viên đó đã bị sa thải.
Ngược lại, cũng có nhiều tình huống buồn cười. Có lần nhân viên đặt nhầm chuyến bay cho tôi đến Tây Timor thay vì đến Đông Timor như dự định. Tôi chỉ kịp phát hiện ra trước khi máy bay cất cánh vài phút và kịp đổi chuyến ngay.
Hài hước hơn là kỷ niệm về chuyến bay từ Nga đi Kazakhstan. Khi vừa đặt chân đến sân bay, hãng hàng không đã thông báo hủy chuyến vì không đủ lượng hành khách, nên trở lại vào hôm sau. Lý do họ đưa ra là chuyến bay phải hủy vì không đủ nhiên liệu. Và họ cứ hoãn như vậy đến ba lần.
Khi máy bay cất cánh tôi đã phải ngồi cạnh một con dê và vài con gà. Không có sự lựa chọn nào khác, mọi người ai cũng tìm cách thoát khỏi sân bay, họ mang theo tất cả gia súc kể cả chó.
Một người bạn VN từng hỏi tôi, khi nào tôi có kỳ nghỉ thật sự? Tôi trả lời: “Trong những chuyến công tác”.
Đó là những thông tin cho hôm nay, sẽ có cuộc gặp gỡ thú vị trong những chương tiếp theo...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.