Với sải cánh rộng ấn tượng và trọng lượng 70 kg, thằn lằn bay cổ đại là loài động vật lớn nhất từng được phát hiện có khả năng bay trong lịch sử tiến hóa của trái đất.
Nếu kích thước kềnh càng hơn nữa, chúng chỉ có nước bò hoặc đi chứ không thể bay nổi, theo TD Daily dẫn kết luận của các chuyên gia Đại học Công nghệ Texas (Mỹ).
|
Nhà nghiên cứu Sankar Chatterjee đã sử dụng các mô hình máy tính để tìm hiểu cách thức một sinh vật nặng như vậy với cặp cánh khá mỏng manh lại có thể nâng mình lên không trung.
“Loài động vật này khả năng bay vút lên không và lượn rất giỏi. Chúng dành hầu hết thời gian vẫy vùng trong không khí. Nhưng khi phải cất cánh hoặc hạ cánh, chúng thật lúng túng khi phải chạy đà”, ông Chatterjee giải thích.
Nếu cất cánh từ một vách đá, mọi chuyện không có gì phải nói. Nhưng nếu Quetzalcoatlus đang đứng trên mặt đất, chúng có thể phải tìm đến những khu vực có dốc như bờ sông, và chạy thật nhanh trên 4 chân rồi sau đó 2 chân để lấy đủ lực phóng lên không trung.
Phi Yến
>> Thằn lằn "cưng" dài 1,5 m, nặng 31 kg
>> Dàn cảnh bán con thằn lằn “đổi màu” để cướp
>> Giảm thèm ăn bằng nước bọt thằn lằn
>> Hủy đám cưới vì... thằn lằn
Bình luận (0)