Bỏ việc ở thành phố về quê 'vẽ' tranh gạo

11/09/2016 12:34 GMT+7

Vì đam mê nghệ thuật mà Hà Việt Hùng quyết định nghỉ việc tại TP.Cần Thơ để về quê khởi nghiệp từ tranh gạo.

Sau khi tốt nghiệp trung cấp đồ họa, quảng cáo tại một trường ĐH ở TP.HCM, Hùng (26 tuổi) về Cần Thơ lập nghiệp. “Tuy có công việc ổn định nhưng tôi vẫn thấy thiếu một thứ gì đó, nhất là cảm giác không được thỏa niềm đam mê nghệ thuật. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định xin nghỉ việc để trở về ấp Giồng Đình, xã Đại An, H.Trà Cú, Trà Vinh thử sức với loại hình nghệ thuật này với mong muốn góp thêm một sản phẩm nghệ thuật mới cho quê hương”, Hùng kể.
Theo Hùng, khi chọn loại hình nghệ thuật tranh gạo, anh cũng lường trước được con đường đi đến thành công sẽ rất gian nan, thậm chí có thể thất bại, bởi cần phải có môi trường phù hợp và phải sống như thế nào với nghệ thuật. Hơn nữa, Hùng chỉ có kiến thức về đồ họa, còn ghép tranh gạo đòi hỏi kỹ thuật tạo màu chất liệu, sự sáng tạo hình ảnh…
'Vẽ' tranh bằng... hàng ngàn hạt gạo
Gạo thường dùng để nấu thành cơm, hay xay thành bột để làm bún, bánh tráng..., tóm lại gạo là để ăn chứ ít ai dùng gạo để... 'vẽ' tranh bao giờ. Vậy mà ở Quảng Trị có một nghệ nhân 'vẽ' tranh bằng gạo...
Hùng kể, những ngày đầu anh chỉ cặm cụi làm công việc duy nhất là rang gạo nhằm tạo màu và ghép bức tranh đầu tay là phong cảnh ao Bà Om. Con số bức tranh phong cảnh ao Bà Om làm rồi lại bỏ đi Hùng không nhớ nổi là bao nhiêu vì màu gạo đậm, nhạt, vàng, đen... không đạt chuẩn, tranh không thể hiện đúng hiện thực, không có hồn. Sau hơn 3 tháng khổ công, cuối cùng Hùng đã đúc kết được kỹ thuật rang gạo tạo ra 12 - 15 tông màu khác nhau trên các gam màu chủ đạo là trắng, vàng, đen.
Thành công với bức tranh đầu tiên đã giúp Hùng tự tin mở phòng tranh tại nhà để “trình làng” với giới nghệ thuật và những người yêu thích tranh gạo.
Tranh gạo của Hùng không theo đuổi hình ảnh hiện đại, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước mà chủ yếu phản ánh những hình ảnh sinh hoạt đời thường, dân dã đồng quê, những lễ hội truyền thống của đồng bào 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa được tổ chức trong tỉnh.
Giấc mơ tranh gạo
Bị thương nặng do tai nạn bom mìn lúc còn nhỏ, có những thời điểm Lê Trường Giang (34 tuổi) ở xã Vĩnh Tuy, H.Quảng Ninh, Quảng Bình gần như liệt toàn thân, nhưng anh đã gồng mình “đứng dậy” để bây giờ làm được những bức tranh gạo đẹp mê mẩn.
Đặc biệt, vài năm gần đây Hùng rất thành công với các bức tranh mô tả về văn hóa của đồng bào Khmer như: tranh về những ngôi chùa Khmer với những đường cong kiến trúc thật độc đáo nằm nép mình dưới những tán cây cổ thụ, có chim muông xòe cánh, tỏ tình; hình ảnh về 12 con giáp, tứ linh, tranh thư pháp… Đây là sự sáng tạo làm nên sự khác biệt giữa tranh gạo của Hùng với nhiều họa sĩ, nghệ nhân khác. Hùng cho biết tuy nói tranh gạo chỉ cần có mẫu hình rồi tỉ mỉ xếp từng hạt thành tranh. Nhưng trên thực tế, tranh gạo cũng tương đồng người họa sĩ cầm cọ, đều phải gửi gắm đam mê vào từng tác phẩm.
“Riêng tôi, được lớn lên bằng hạt gạo, củ khoai, uống nước giếng làng nên tôi đem tình yêu quê hương tạo thành sức sáng tạo cho tranh gạo của mình”, Hùng tâm sự.
Chính sự mộc mạc, chân quê mà tranh gạo của Hùng nhanh chóng được nhiều người trong nước và cả nước ngoài đón nhận. Con đường từ trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh về đến ấp Giồng Đình gần 70 km, nhưng 4 năm nay không ít du khách vẫn tìm đến thưởng lãm và đặt hàng để làm quà tặng lưu niệm, trang trí trong gia đình. Hiện nay, tùy kích cỡ mà Hùng bán những bức tranh của mình từ 400.000 - 8 triệu đồng/bức. Ngoài ra, anh còn nhận thiết kế trang trí công trình, vẽ tranh trên tường… để có thêm thu nhập nuôi dưỡng đam mê tranh gạo.
Bức tranh gạo của họa sĩ khiếm thính
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Bây giờ, cuộc sống gia đình đã khá hơn, không còn phải “thắt lưng buộc bụng” như những ngày đầu theo đuổi đam mê tranh gạo nên Hùng tiếp tục thực hiện hoài bão lớn hơn, đó là mở cơ sở thiết kế đồ họa và làm tranh gạo để tăng thu nhập, tạo việc làm cho thanh niên quê hương. Hùng cho biết đã được Sở Công thương tỉnh Trà Vinh hỗ trợ quảng bá trong và ngoài nước.
Nắm bắt cơ hội này, Hùng đã tập hợp những thanh niên ở địa phương yêu thích nghệ thuật để truyền nghề. Đây là bước đầu trong kế hoạch nâng phòng tranh gạo Việt Hùng trở thành cơ sở có năng lực đưa tranh gạo xuất ngoại theo đơn đặt hàng, chứ không dừng lại ở việc gói từng bức tranh để bán.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.