(TNO) Bóng đá Việt Nam tham dự SEA Games theo kiểu đến hẹn lại lên mà không xác định rõ mình cần gì và thu hoạch ra sao sau một mùa vụ.
HLV Miura chưa thể giúp bóng đá Việt Nam lột xác hoàn toàn - Ảnh: Độc Lập
|
HLV Miura khẳng định U.23 Việt Nam đoạt hạng 3 là một thành công vì nếu tính hai kỳ SEA Games trước đều trắng tay thì lần này có huy chương cũng là một sự phát triển. Nó còn được bảo chứng bằng lời nhấn mạnh của Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hùng Dũng nhắn nhủ cần kiên nhẫn với HLV Miura và cam đoan U.23 Việt Nam không vô địch lần này thì chờ SEA Games lần khác.
Niềm tin của VFF quá đơn giản và thực chất nó không nằm ngoài những cái tên quen thuộc của HA Gia Lai cùng một vài gương mặt khác còn đủ tuổi dự SEA Games tiếp theo.
Trước giờ bóng lăn SEA Games lần này, rất nhiều người nghĩ bóng đá Việt Nam chỉ thua Thái Lan thì sau đó mới biết còn thua cả Myanmar. Thêm hai năm nữa, ngoài việc “sợ” Thái Lan đã ở một đẳng cấp khác thì ông Miura chắc chắn sẽ không dễ thở khi đối diện với Myanmar có lứa trẻ dự giải U.20 thế giới. Đấy là chưa kể đến các quốc gia khác từng là đối trọng của mình như Malaysia, Indonesia, Singapore đâu phải chịu đứng yên cho người khác qua mặt dễ dàng.
Cho nên cái cách tính của người đứng đầu VFF chẳng khác gì chuyện của con kiến leo cành đa sau bao nhiêu mùa SEA Games cứ cắm đầu đi mãi mà chưa thành đường.
Thầy trò Miura đã đoạt hạng ba Đông Nam Á lứa tuổi dưới 23 nhưng đằng sau 7 trận đấu với các đối thủ khác nhau, U.23 Việt Nam chưa cho thấy nhiều sự đổi mới cùng một tư thế của nhà vô địch.
Nhìn lại cách xây dựng lối chơi và sắp đặt con người của ông Miura cho thấy sự khác biệt với nhiều HLV tiền nhiệm mà tính hiệu quả thì không hơn. Ngoài mục đích dưỡng sức cho học trò và tung hỏa mù cho các đối thủ khó bắt bài, thì việc ông thầy người Nhật tung ra sáu đội hình khác nhau theo cách phán đoán của ông đối với từng thủ không hẳn là một phương án hay.
Niềm tin của VFF quá đơn giản và thực chất nó không nằm ngoài những cái tên quen thuộc của HA Gia Lai cùng một vài gương mặt khác còn đủ tuổi dự SEA Games tiếp theo.
Trước giờ bóng lăn SEA Games lần này, rất nhiều người nghĩ bóng đá Việt Nam chỉ thua Thái Lan thì sau đó mới biết còn thua cả Myanmar. Thêm hai năm nữa, ngoài việc “sợ” Thái Lan đã ở một đẳng cấp khác thì ông Miura chắc chắn sẽ không dễ thở khi đối diện với Myanmar có lứa trẻ dự giải U.20 thế giới. Đấy là chưa kể đến các quốc gia khác từng là đối trọng của mình như Malaysia, Indonesia, Singapore đâu phải chịu đứng yên cho người khác qua mặt dễ dàng.
Cho nên cái cách tính của người đứng đầu VFF chẳng khác gì chuyện của con kiến leo cành đa sau bao nhiêu mùa SEA Games cứ cắm đầu đi mãi mà chưa thành đường.
Thầy trò Miura đã đoạt hạng ba Đông Nam Á lứa tuổi dưới 23 nhưng đằng sau 7 trận đấu với các đối thủ khác nhau, U.23 Việt Nam chưa cho thấy nhiều sự đổi mới cùng một tư thế của nhà vô địch.
Nhìn lại cách xây dựng lối chơi và sắp đặt con người của ông Miura cho thấy sự khác biệt với nhiều HLV tiền nhiệm mà tính hiệu quả thì không hơn. Ngoài mục đích dưỡng sức cho học trò và tung hỏa mù cho các đối thủ khó bắt bài, thì việc ông thầy người Nhật tung ra sáu đội hình khác nhau theo cách phán đoán của ông đối với từng thủ không hẳn là một phương án hay.
U.23 Việt Nam (áo trắng) đã bị vắt kiệt sức trong trận bán kết với U.23 Myanmar - Ảnh: Độc Lập
|
Về tâm lý và tinh thần chiến đấu thì U.23 Việt Nam gượng dậy nhanh hơn đối thủ ở trận tranh hạng ba rất đáng cổ vũ, dù rằng U.23 Indonesia vừa dính nghi án bán độ. Tuy nhiên, ưu điểm ấy vẫn không phải điểm nhấn nếu nhìn vào sự vụn vỡ và bế tắc với những giọt nước mắt hờn tủi ở bán kết.
Còn nói U.23 Việt Nam dưới thời HLV Miura có sự đột biến về nền tảng thể lực cũng đúng nhưng chưa hoàn chỉnh, bởi họ vẫn không vượt trội các đối thủ và thậm chí nhiều cầu thủ còn bị chuột rút khi đối đầu với U.23 Myanmar.
Có rất nhiều quan chức VFF sâu sát với đội U.23 Việt Nam nhưng tìn rằng lối chơi chủ đạo của thầy trò Miura như thế nào và có phù hợp hay không là một câu hỏi không dễ trả lời.
Bóng đá Việt Nam tại sân chơi SEA Games vẫn như con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào…
Bình luận (0)