Các quỹ đầu tư mở thuộc VinaCapital 'bội thu' trên thị trường chứng khoán Việt

Mai Phương
Mai Phương
13/01/2022 19:21 GMT+7

Hai quỹ đầu tư cổ phiếu của VinaCapital năm 2021 đều vượt xa so với mức tăng của VN-Index trong năm vừa qua.

Ngày 13.1, Công CP quản lý quỹ VinaCapital thông báo kết quả hoạt động năm 2021 với lợi nhuận vượt trội của các quỹ mở. Nổi bật nhất là Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam với lợi nhuận 67%, tiếp tục vị trí dẫn đầu toàn thị trường kể từ năm 2020. Xếp thứ hai là Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth có mức sinh lời 56,5%. Cả hai quỹ đầu tư cổ phiếu này đều đạt hiệu suất vượt xa chỉ số VN-Index (+35,7%) ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2021. Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital có lợi nhuận đạt 35,2% và Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth đạt 7,7%. Tổng tài sản của 4 quỹ nêu trên đạt hơn 3.000 tỉ đồng, tăng 57,6% so với năm trước và thu hút tổng cộng hơn 23.500 nhà đầu tư tính đến hết năm 2021.

Các quỹ do VinaCapital có một năm bội thu

Ngọc Thắng

Đây là năm thứ hai liên tiếp đạt vị thế dẫn đầu về hiệu suất hoạt động, Quỹ đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam - VESAF chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu hạn chế sở hữu nước ngoài; cổ phiếu của những công ty có vốn hóa vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng tốt với lợi thế cạnh tranh nhờ chiến lược kinh doanh và phân khúc thị trường riêng biệt. Tính đến hết năm 2021, phần lớn tài sản của quỹ VESAF được đầu tư vào cổ phiếu thuộc ngành tài chính với tỷ lệ 21,6%, công nghiệp chiếm 15,1%, vật liệu là 13,1%, công nghệ chiếm 9,6%, tiêu dùng thiết yếu là 9,1% và bất động sản là 6,3% với danh mục bao gồm FPT, MBB, MWG, SZC và KDH. Lợi nhuận trung bình hằng năm của quỹ VESAF đạt 22,7%/năm từ khi thành lập từ tháng 4.2017 cho đến nay.

Còn Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth - VEOF chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp đầu ngành có giá trị vốn hóa lớn và vừa, có lợi thế cạnh tranh khác biệt và tiềm năng tăng trưởng tốt để mang lại lợi nhuận cao hơn tăng trưởng của VN-Index cho nhà đầu tư dài hạn. Năm 2021, VEOF đã tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu các doanh nghiệp có vốn hóa ở mức trung bình được số đông các nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng. Trong đó, tài sản của VEOF được phân bổ vào các ngành như tài chính là 26,8%, bất động sản 17,3%, vật liệu 16,8%, tiêu dùng không thiết yếu 11%, công nghiệp 7,7%, tiêu dùng thiết yếu 6,2%, công nghệ 5,2%, tiện ích 2,8% và y tế 2,6%... Danh mục đầu tư bao gồm các cổ phiếu blue-chips như MWG, TCB, MBB, VHM và HPG. Lợi nhuận trung bình hằng năm của VEOF là 13,9%/năm từ năm 2014 đến nay...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.