Cảm nghĩ nhân đọc bài "Kinh dịch có nguồn gốc từ đâu" của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng

02/08/2005 10:07 GMT+7

Tôi là một người đam mê kinh dịch nhưng kiến thức có hạn, nhân được đọc bài viết của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng cùng một số bài phản hồi của các học giả quan tâm, tôi rất hâm mộ và khâm phục những tìm tòi công phu của tác giả.

Nói đến chủ đề bài viết, tác giả muốn chứng minh nguồn gốc Kinh dịch là của người Việt Nam ta. Bản thân tôi không có được kiến thức như tác giả nên không dám mạo muội mạn đàm. Tuy nhiên, với mong muốn được kết giao và học hỏi với các học giả nghiên cứu kinh dịch, Hoạt tôi nhân đây xin nêu một nhãn quan mới về Kinh dịch - Đó là sự quy nạp của 64 quẻ Dịch.

Tôi có viết về vấn đề này trong cuốn "Nhân mệnh trong kinh Dịch", cuốn sách mà một số bạn bè tôi đang động viên và tìm cách phát hành. Vấn đề tôi quan tâm và viết ra đó là:

Kinh dịch truyền thống từ trước tới nay theo như những tác phẩm mà tôi từng được biết thì 64 quẻ dịch là sự diễn giải cho mọi sự, sự diễn giải từ 64 quẻ dịch ra hằng hà bộ môn... trong đó có các bộ môn nói về con người như: Tử Vi; Bát tự hà lạc của Việt Nam...; Bốc phệ của Trung Quốc... nhưng con đường đi về thì chưa thấy có sách nào nói tới (hoặc có mà tôi chưa từng được biết tới). Đó là sự quy nạp của 64 quẻ dịch. Đây cũng chính là con đường HOÀN VŨ - tất cả rồi đều quay về trời. 64 quẻ rồi đều quy về quẻ Càn - Quẻ thuần Càn hay quẻ thuần long - có thể thấy được cùng đồng ý với thuyết CON RỒNG CHÁU TIÊN của dân tộc Việt Nam ta chăng? Sơ bộ tôi trình bày con đường này như sau:

Trong quẻ trùng quái có 06 hào, trong 6 hào này có 02 tính chất cơ bản - tính đối xứng và tính trùng cặp.

+ Tính đối xứng: hào 6 đối với hào 1 như trời với đất... hào 5 đối với hào 2, hảo 4 đối với hào 3... tính chất thì như chúng ta đã biết.
+ Tính trùng cặp đi đôi là: Hào 1 cặp với hào 4, hào 2 cặp với hào 5, hảo 3 cặp với hào 6, tính chất từng cặp thì như chúng ta đã biết.

Trên nền tảng m - Dương kết hợp: Như trong toán học khi 2 hào kết hợp sẽ có các đáp số là: m kết hợp với m = Dương; Dương với Dương thành Dương; m với Dương sẽ thành m. Như vậy, trong mỗi quẻ trùng quái đã có sẵn con đường quy nạp khi các hào trên gặp nhau. Tính chất đối xứng thuộc TIÊN THIÊN - dành cho ngoại quái (vì là sự kết hợp của trời và Đất); Tính trùng cặp thuộc hậu thiên - dành cho nội quái. Sự biến hào thì ngoại quái phải từ trên xuống - từ hào 6 xuống hào 4. Biến nội quái thì từ dưới lên - từ hào 1 lên hào 3.

Như vậy, 64 quẻ khi ta biến sẽ có 04 quẽ biến MỘT lần thì về quẻ Càn đó là 4 quẽ: Thuần Càn, thuần Ly, thuần Khảm, Thuần Khôn (Trời - Lửa - nước Đất); có 12 quẻ biến HAI lần, có 16 quẽ biến BA lần và tới 32 quẻ biến BỐN lần thì quay về quẻ Càn. Từ đây nếu dùng để tu học, để luận giải... như với mỗi con người thì những quẻ nào quay về quẻ Khảm trước rồi mới về quẻ Càn thì thường là đầu thai chứ không thể siêu thoát... Vì Kinh Dịch đã cho là mọi sự sống đều xuất phát từ nước nóng, do vậy các sinh vật đầu thai đều trong dạ con cả... những quẻ khác thì dành cho những người Đặc Biệt. Nói điều nà thì quá dại ở đây tôi chỉ muốn viết lên 01 ý gửi tới tác giả và các bạn để tham khảo vì quả thật con đường này của KINH DỊCH tôi chưa được thấy đề cập tới trong các sách về KINH DỊCH. Chi tiết để diễn tả cho từng hào từ, cho từng thời của mỗi quẻ tôi không thể viết hết ở đây được nhưng tôi có một niềm tin chủ quan rằng: Chúng ta đã tìm được con đường quay về của KINH DỊCH.

Nguyễn Văn Hoạt
(Bảo Lộc - Lâm Đồng)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.