Cán bộ vùng cao thời công nghệ số

30/09/2015 09:29 GMT+7

Nhiều nơi ở vùng cao Quảng Nam đã qua cái thời mù thông tin, bởi cán bộ xã bây giờ chỉ cần “chạm” tay vào các thiết bị di động thông minh để xử lý công việc.

Nhiều nơi ở vùng cao Quảng Nam đã qua cái thời mù thông tin, bởi cán bộ xã bây giờ chỉ cần “chạm” tay vào các thiết bị di động thông minh để xử lý công việc.

Cán bộ xã ở vùng cao Quảng Nam “chạm” để xử lý công việc hành chính - Ảnh: C.T.VCán bộ xã ở vùng cao Quảng Nam “chạm” để xử lý công việc hành chính - Ảnh: C.T.V
Chủ tịch UBND H.Nam Trà My (Quảng Nam) Hồ Quang Bửu nhẩm tính có khoảng 20 cán bộ người dân tộc thiểu số Xê Đăng, Ca Dong, M’Nông đang sử dụng thiết bị di động thông minh như máy tính bảng, iPad... Những vị lãnh đạo cấp xã ấy đã gián tiếp xóa đi hình ảnh của cán bộ vùng cao luôn ở trong tâm thế mù thông tin, xử lý công việc chậm chạp như hình dung bấy lâu nay. Họ chỉ cần “chạm” vào máy tính bảng, iPad để tiếp nhận công văn, thông báo...; rồi lại “chạm” để xử lý tiếp. Những chuyển biến âm thầm ấy có công lớn của ông Hồ Quang Bửu, kể từ khi luân chuyển từ vị trí Giám đốc Sở TTTT lên nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND H.Nam Trà My năm 2014.
Trước đó, thường xuyên xảy ra tình trạng công văn khẩn nhưng giao liên chuyển trễ cả nửa ngày khiến cán bộ xã phải cuống cuồng triển khai. Những địa bàn heo hút như Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang..., thậm chí giao liên mất đứt 2 ngày đi về. “Tôi nhận thấy chuyện công văn giấy tờ do giao liên chuyển đến cơ sở thường chậm trễ và đổ lỗi cho yếu tố giao thông cách trở hay thời tiết xấu. Ngược lại, cũng có trường hợp cán bộ xã nại lý do không nhận được văn bản kịp thời khiến công việc chậm trễ... Giờ thì đã có công cụ giám sát hai chiều. Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc (Q-office) sẽ giúp giám sát cán bộ”, ông Bửu chia sẻ. Cung cấp “môi trường làm việc” Thời công nghệ số mở ra quá nhiều thuận tiện cho công việc hành chính, như tiết kiệm chi phí in ấn, vượt qua trở ngại trong khâu vận chuyển công văn gấp hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nếu dưới xuôi thấy ích lợi 1, thì trên miền núi lợi ích gấp 10, nên nhiều cán bộ xã chịu chi khoản tiền không nhỏ để sắm thiết bị di động. Nhưng công đoạn tiếp cận và xử lý không dễ dàng. Như ở Nam Trà My, phát động sử dụng thiết bị di động thông minh xong lại phải tranh thủ tập huấn cho cán bộ xã biết cách sử dụng. Ông Bửu nhớ lại: “Hễ có dịp nào thuận tiện là chúng tôi bổ túc. Và quan trọng hơn cả là phải cung cấp “môi trường làm việc” phù hợp thông qua cổng thông tin điện tử để cán bộ truy cập, xử lý. Chúng tôi cũng kích thích nhu cầu cập nhật kiến thức thoát nghèo từ nguồn thông tin vô tận trên internet”. Tuy nhiên, không phải vùng cao nào cũng suôn sẻ như Nam Trà My. Ông Bh’riu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho hay trung tâm huyện Tây Giang bây giờ wifi xài thoải mái, nhưng lên đến khu 7 (A Xan, Ch’Ơm, Tr’Hy, Ga Ry) thì nghẽn. “Trên đó sóng yếu lắm, sóng 2G rất chậm. Điều này phụ thuộc nhiều vào đường truyền và thiết bị. Nên chắc anh em cán bộ xã khu 7 sẽ còn phải chịu thiệt thòi dài dài”, ông Liếc tâm sự
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.