Cần giúp người trẻ trả lời được câu hỏi 'tôi là ai?'

Một trong những vấn đề quan trọng nhất và cũng là điều thiếu sót lớn nhất của chúng ta đó là không giáo dục cho con từ nhỏ việc định hướng tương lai của mình thế nào? Vì thế mà không ít người trẻ vẫn chưa trả lời được câu hỏi: tôi là ai?

Tầm quan trọng của các kỹ năng này thì không cần phải bàn sâu, chúng ta chỉ cần nhìn đến thực trạng cuộc sống: học sinh THPT không biết mình thích ngành nào, sinh viên đại học cao đẳng không biết tại sao lại phải học ngành này, mình sẽ làm việc ở đâu, cần đầu tư những gì… Nếu thiếu đi những kỹ năng thiết yếu thì người trẻ chẳng khác nào con thuyền trôi giữa biển mà không có trong tay la bàn, định vị hay thậm chí là bản đồ.
Kỹ năng sống (giao tiếp, ứng xử, định vị bản thân, hoạch định mục tiêu…) dù bước đầu đã được tiếp cận với học sinh, sinh viên thông qua những buổi báo cáo chuyên đề, nhưng việc tiếp cận này vẫn còn mang tính chất cá nhân hoặc mang tính đơn lẻ (tùy đơn vị tổ chức), vẫn còn nhỏ lẻ, chưa được quan tâm đúng mức.
Thiết nghĩ, Đoàn chính là cầu nối vững chắc, đáng tin cậy để kết nối học sinh, sinh viên đến với những kỹ năng quan trọng này thông qua những cuộc thi hùng biện, thi kiến thức, những buổi học chuyên đề… Cần được nhân rộng cả về số lượng lẫn chất lượng. Dần dần đề xuất đưa kỹ năng sống vào chương trình khung giáo dục phổ cập cơ bản.

tin liên quan

Toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn TNCS HCM toàn quốc lần thứ XI
Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ Việt Nam. Với mong muốn xin ý kiến và đóng góp của đoàn viên, thanh niên, tuổi trẻ cả nước và các tầng lớp nhân dân làm cho dự thảo được hoàn thiện hơn. Thanh Niên giới thiệu toàn văn của dự thảo này. Mời bạn đọc đóng góp ý kiến gửi về địa chỉ: gopydaihoidoan@thanhnien.vn.
Đưa sản phẩm sáng tạo của người trẻ vào cuộc sống
Xét đến thời điểm hiện tại, học sinh, sinh viên không thiếu những cuộc thi sáng tạo ý tưởng, tạo ra sản phẩm ứng dụng vào đời sống. Những cuộc thi tổ chức rất quy mô, bài bản, nhận được sự hưởng ứng rất tốt từ người trẻ. Tuy nhiên, sau khi giải thưởng được trao, sản phẩm hay ý tưởng đó đa phần đều đi vào quên lãng, hoặc để ứng dụng được vào cuộc sống thì lại phải trải qua một quy trình hết sức phức tạp.
Lấy đơn cử trường hợp sinh viên ngành tâm lý học đã tham gia nghiên cứu khoa học và tạo ra một cuốn cẩm nang hỗ trợ các kỹ năng học tập cho sinh viên năm nhất, một sản phẩm có tính ứng dụng cao nếu được chăm chút và chỉnh sửa kỹ càng. Đề tài sau khi hoàn tất đã được công nhận, trao giải thưởng cấp trường, nhưng khi muốn ứng dụng vào ngay cho đợt tuyển tân sinh viên năm nay thì lại gặp vấn đề vì… các phòng ban đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Đó chỉ là một ví dụ trong hàng ngàn các ý tưởng, sản phẩm khác dù rất tốt nhưng vẫn chưa thể hiện được trong thực tiễn.
Chúng ta đã làm rất tốt trong việc kích thích sự sáng tạo của người trẻ. Tuy nhiên, các cấp, các cơ sở, các phòng ban có liên quan cần linh động và nhạy cảm hơn trong việc hỗ trợ, góp ý, tạo điều kiện để những ý tưởng sáng tạo đó được ứng dụng vào cuộc sống.

tin liên quan

Sân chơi mới thu hút người trẻ
Làm mới sân chơi và giúp đỡ hộ nghèo ở vùng cao phát triển sản xuất là việc làm nghĩa tình của nhiều thanh niên tại Yên Bái.
Thiếu sân chơi lành mạnh
Không phải tự nhiên mà các phong trào trên các trang mạng xã hội cứ nối tiếp nhau xuất hiện, cách đây không lâu chính là phong trào “Việt Nam nói là làm”. Phong trào này rất tiêu cực. Đó chính là hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta đang thiếu những sân chơi lành mạnh thu hút người trẻ.
Cuộc thi, chiến dịch, phong trào tình nguyện… không hề thiếu, ấy vậy mà vẫn… “không đủ”. Không đủ ở đây là cái chất của chương trình vẫn còn quá vĩ mô… Các chiến dịch dọn dẹp trường học, thành phố như “Chủ nhật xanh” không thu hút được sinh viên, học sinh (dù nếu có thì mục đích cũng chỉ vì điểm cộng là chính) đơn giản là… ngay cả cái phòng ngủ còn không dọn dẹp kia mà!
Những chiến dịch hay phong trào tình nguyện muốn thu hút, cần đi từ cái nhỏ đến cái lớn, đi từ cuộc sống bình thường nhất đến cái cao xa hơn. Trước khi yêu cầu cán bộ Đoàn cống hiến sức trẻ để giúp đời thì chính hoạt động Đoàn phải hướng đến cuộc sống của từng người trẻ, quan sát xem thói quen, sở thích của họ thế nào, đề xuất những hành động gắn liền với cuộc sống thường ngày, để họ nhận ra: tham gia sinh hoạt Đoàn cũng chẳng khó, chẳng ghê gớm gì lắm mà còn thực chất, thấy được lợi ích thực tế. Chính điều này góp phần củng cố lại niềm tin, hướng hứng thú của học sinh, sinh viên vào sinh hoạt Đoàn và sau đó, với tất cả lòng nhiệt huyết, cán bộ Đoàn mới có thể đem mọi thứ để cống hiến ngược lại cho xã hội.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.