• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Dấu hiệu hôn mê

19/04/2016 03:57 GMT+7

Hôn mê là tình trạng khẩn cấp cần hành động nhanh chóng, bảo vệ chức năng não tránh di chứng tàn tật hay đời sống thực vật.

Bài: Bác sĩ Đào Ty Tách

 

Thưa bác sĩ, nguyên nhân nào thường dẫn đến hôn mê? Làm cách nào để xác định một bệnh nhân bị hôn mê sâu và bất tỉnh?

Như Ngọc, Đồng Nai

 

Hôn mê là tình trạng vô thức xảy ra sau chấn thương đầu, đột quỵ, nhiễm độc thuốc hay rượu, biến chứng tiểu đường hay nhiễm trùng não màng não.Đây là tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp nhằm tránh di chứng tàn tật hay đời sống thực vật.

Các dấu hiệu hôn mê bao gồm mắt nhắm chặt, đồng tử không phản xạ với ánh sáng, thở không đều, không phản ứng đau khi ngắt véo hay châm chích. Nhiều nguyên nhân đưa đến hôn mê như chấn thương não do tai nạn giao thông hay ẩu đả, đột quỵ do tắc động mạch não, khối u não gây chèn ép. Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao hay quá thấp đều gây hôn mê. Nhiễm trùng não và viêm màng não cũng dẫn đến hôn mê. Động kinh co giật, tiếp xúc với độc tố như thán khí hay chì, sử dụng quá liều ma túy hay rượu cũng rơi vào hôn mê. Người ta thường dùng thang điểm Glasgow để đánh giá độ nặng nhẹ của hôn mê dựa trên cử động của mắt, lời nói và các phản xạ như sau:

 
maxresdefault

 

Đáp ứng mắt:
  • Không mở mắt
  • Mở mắt khi kích thích đau
  • Mở mắt khi nghe tiếng người gọi
  • Mở mắt tự nhiên
Đáp ứng lời nói:
  • Không thể nói năng
  • Nói lời vô nghĩa
  • Trả lời không phù hợp
  • Trả lời lẫn lộn
  • Trả lời rõ ràng
Đáp ứng vận động:
  • Véo đau không phản ứng
  • Duỗi cơ khi véo đau
  • Co cơ khi véo đau
  • Phản ứng tránh né đau
  • Định vị được điểm đau
  • Làm theo mệnh lệnh

Nếu cộng lại trên mười điểm là tình trạng tốt, từ ba đến bốn điểm là hôn mê quá sâu, từ năm đến sáu điểm là hôn mê sâu, từ bảy đến tám điểm là hôn mê nhẹ. Tuy có người may mắn phục hồi hoàn toàn sau cơn hôn mê, nhưng nhiều người tử vong hay sống dở chết dở trong tình trạng thực vật rồi biến chứng tàn tật, lở loét và nhiễm trùng.

 

Cần cung cấp đầy đủ bệnh sử

Vì người bệnh đã hôn mê nên người nhà cần cung cấp thông tin trước khi hôn mê như dấu hiệu buồn nôn hay đau đầu, tiền sử đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua, sử dụng ma túy hay rượu và thuốc an thần. Thầy thuốc kiểm tra phản xạ mắt, phản ứng với châm chích đau, theo dõi hơi thở, tìm vết bầm tím do chấn thương giúp chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng hôn mê. Thầy thuốc cũng lấy mẫu máu làm công thức máu, đo chất điện giải, đường huyết, chức năng tuyến giáp và chức năng gan thận, nồng độ thán khí và chì, nồng độ thuốc hay rượu. Đôi khi cần chọc dò tủy sống bằng cách đâm kim vào giữa hai đốt sống lấy dịch não tủy tìm bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính CT tìm hình ảnh xuất huyết não, khối u hay đột quỵ, chụp cộng hưởng từ MRI phát hiện tổn thương do đột quỵ hay xuất huyết não. Ngoài ra thầy thuốc còn đo điện não đồ bằng cách gắn các điện cực nhỏ trên da đầu nhằm xác định cơn động kinh.        

 

Prevent-Fainting-Step-18

 

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân                                                              

Hôn mê là một tình trạng cấp cứu nên thầy thuốc cần theo dõi tuần hoàn, hút đàm nhớt, cho thở oxy, truyền máu hay dung dịch muối đường và kháng sinh trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hôn mê. Nếu hôn mê do ngộ độc, thầy thuốc cho thuốc giải, nếu hôn mê do động kinh, thầy thuốc cho cắt cơn co giật. Thầy thuốc cũng điều trị bệnh đi kèm như tiểu đường, tim mạch hay xơ gan. Đôi khi người bệnh hồi phục hoàn toàn nhưng nếu tổn thương não nghiêm trọng thường trở nên tàn tật hay sống đời thực vật.

 

Catch-a-Fainting-Person-Step-3

 

 

 

 

Top
Top