Người dân mua hóa đơn tại Chi cục Thuế Q.1 - ảnh: Diệp Đức Minh |
Cố tình "quên"?
Trong kết luận của Tổng cục Thuế, từ năm 2007 đến hết tháng 7.2011, CCT Q.1 “ngâm” hơn 1.441 tỉ đồng trong tài khoản tạm giữ 921 (xin gọi tắt là TK921) mà không chuyển tiền thuế vào tài khoản ngân sách nhà nước (NSNN) 741 (xin gọi tắt là TK741). Giải thích về việc “lãng quên” này, CCT Q.1 đổ lỗi cho người nộp thuế (NNT) nhầm lẫn về tài khoản nộp thuế hoặc không rõ khoản thuế phải nộp thuộc khoản mục nào…
Sau mỗi năm tổng kết, nếu Chi cục Thuế Q.1 thực hiện đúng quy trình thì không thể không phát hiện số tiền lớn “quên” trong nhiều năm qua |
||
Ngoài ra, theo quy định sau 90 ngày, CCT Q.1 phải kiểm tra số tiền truy thu và tiền phạt nằm trong TK921 để chuyển vào TK741. Có nghĩa sau mỗi năm tổng kết, nếu CCT Q.1 thực hiện đúng quy trình trên thì không thể không phát hiện số tiền lớn “quên” trong nhiều năm qua. Thế nhưng, thực tế số tiền ngàn tỉ này vẫn bị bỏ “quên”. Dư luận đặt câu hỏi, việc “quên” này nhằm mục đích gì? Có gây thất thoát NSNN?... Để trả lời cần cơ quan thanh tra, điều tra vào cuộc làm sáng tỏ.
Gây thất thu tiền tỉ chỉ bị đề nghị kiểm điểm
Có dấu hiệu phạm tội Theo luật sư Cao Minh Triết, Đoàn luật sư Tiền Giang, bản chất vụ việc cho thấy Chi cục trưởng CCT Q.1 và những cán bộ liên quan dưới quyền đã có dấu hiệu của tội “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”. Rõ nhất là việc không ra quyết định truy thu hơn 1,3 tỉ đồng của HTX số 2, dẫn đến hết thời hiệu gây thất thoát cho Nhà nước. Số tiền “găm giữ” 1.441 tỉ đồng không phải nhỏ mà là rất lớn, nhưng các cán bộ này lại “vô tư” không nộp vào ngân sách là đã sai phạm. Đặc biệt, sự việc này kéo dài hết năm này qua năm khác, trong khi từng năm đều phải hạch toán mà không xử lý khoản tiền này cho đúng quy định là làm trái với các quy định của Nhà nước về quản lý thuế. Lê Nga (ghi) |
Liên quan đến việc truy thu thuế đối với HTX số 2 niên độ 1999 - 2000, CCT Q.1 và HTX số 2 đã đưa nhau ra tòa và Tòa phúc thẩm TAND Q.1 tuyên hủy các quyết định của CCT Q.1 liên quan đến việc xử lý truy thu thuế đối với HTX số 2. Để xử lý lại việc truy thu đối với xã viên, việc cần làm là lập danh sách xã viên HTX. Thế nhưng, trong suốt khoảng thời gian từ khi bản án phúc thẩm được tuyên và có hiệu lực (ngày 19.8.2004) đến thời gian hết hiệu lực của việc truy thu thuế (ngày 2.3.2006 - thời gian được tính truy thu là 5 năm), CCT Q.1 chỉ có một lần làm việc với HTX số 2 vào ngày 6.5.2005, yêu cầu đơn vị này cung cấp thông tin liên quan đến xã viên vượt khoán, mà không có biện pháp cứng rắn hơn. Trong khi trước đó, trong quá trình CCT Q.1 thực hiện kiểm tra thuế tại HTX số 2 cũng đã đối chiếu những xe có doanh thu vượt khoán (có biển số cụ thể) nhưng lại không căn cứ thông tin này để yêu cầu cơ quan chức năng (Phòng CSGT đường bộ và đường sắt, Công an TP.HCM) hỗ trợ trong việc xác định địa chỉ của xã viên...
Điều đáng lưu ý, kết luận kiểm tra nêu rõ việc không cương quyết chỉ đạo xử lý lại bản án đã tuyên của tòa, dẫn đến thất thu NSNN (hơn 1,3 tỉ đồng) có trách nhiệm của lãnh đạo CCT Q.1, trong đó có ông Đặng Khắc Phúc. Thế nhưng, Tổng cục Thuế chỉ yêu cầu Cục Thuế TP.HCM tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Phúc và các cá nhân liên quan…
Đàm Huy
Bình luận (0)