"Lạc đường"
Đối với lĩnh vực sức khỏe, PGS-TS Nguyễn Võ Kỳ Anh (Giám đốc Trung tâm Giáo dục môi trường và sức khỏe cộng đồng - Hội Khuyến học VN) cho rằng: vì môi trường sống có nhiều yếu tố tiêu cực chi phối (như người lớn trong gia đình hút thuốc lá, nghiện rượu, bạn bè rủ rê thử ma túy, quan hệ tình dục sớm...) khi xảy ra hậu quả đe dọa đến sức khỏe và tính mạng thì không biết ứng phó bằng các giải pháp tích cực mà lại chọn cách giải quyết tiêu cực làm ảnh hưởng đến tương lai của bản thân, cuộc sống của gia đình và sự bình yên của cộng đồng (hành động liều lĩnh, mất lòng tin, mặc cảm, tự vẫn, có hành vi bạo lực...).
PGS Kỳ Anh nói: thực tế qua thực nghiệm giảng dạy kỹ năng sống các chủ đề về sức khỏe cho HS bậc THCS, chúng tôi thấy rằng các em sẽ biết ứng xử thích hợp để giải quyết các tình huống cụ thể khi gặp phải, biết ra những quyết định có lợi cho sức khỏe, biết từ chối thực hiện những hành vi có hại cho sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Kỹ năng sống gồm có 3 nhóm: |
Để có đủ kỹ năng sống thì không thể chỉ chờ đợi ở những giờ lên lớp của các thầy cô giáo ở trường học mà các em còn đòi hỏi phải biết nhiều điều trong thực tế cuộc sống nhưng không biết hỏi ai. Đơn cử như nhà trường chưa chú trọng phổ cập các kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục lành mạnh; các bậc cha mẹ thì né tránh vấn đề nhạy cảm này vì sợ "vẽ đường cho hươu chạy" khiến các em tự tìm tòi thông tin qua các kênh không chính thống, gây hậu quả tiêu cực. Trong khi đó, nếu được giáo dục sớm thì "hươu sẽ biết đường mà đi chứ không chạy lạc đường".
Thẳng thắn khi nhận định "bây giờ mới bàn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho HS là muộn", TS Trần Văn Dần (trường ĐH Y Hà Nội) chỉ ra rằng hành vi tự tử, thậm chí rủ nhau tự tử tập thể như đã xảy ra đối với HS THCS, THPT trong thời gian qua là do các em thiếu và yếu về kỹ năng sống và người lớn phải thấy trách nhiệm của mình trong đó.
Lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì...
Ông Trần Quốc Thành - trường ĐH Sư phạm Hà Nội nêu ý kiến: các điều kiện kinh tế - xã hội càng thay đổi thì tính chất phức tạp trong các mối quan hệ xã hội ngày càng tăng. Vì thế, các kỹ năng sống cần được giáo dục cho HS - SV cũng phải phong phú, đa dạng để đáp ứng được với điều kiện sống ngày càng phức tạp, để HS - SV có thể ứng xử phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong học tập và sinh hoạt.
PGS Kỳ Anh đặt vấn đề: Giáo dục kỹ năng sống có thể bắt đầu từ tiểu học, thậm chí còn có thể sớm hơn ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những nội dung đơn giản, gần gũi như biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước mọi người, biết trò chuyện với cha mẹ và người thân, biết thực hiện các hành vi vệ sinh, biết bảo vệ mình trước người lạ để không bị xâm hại, lạm dụng...
TS Dần cho rằng HS ở bậc THCS và THPT cần đặc biệt quan tâm giáo dục kỹ năng sống vì đây là lứa tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Ở lứa tuổi này, các em thường rất dễ bị những rối loạn về tinh thần khi gặp phải những biến động trong cuộc sống.
TS Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác HS-SV đề xuất: về lâu dài cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Trước mắt, có thể tích hợp vào một số môn học, hoạt động, song phải có tài liệu chuyên môn kèm theo để giáo viên và HS nghiên cứu thêm, vận dụng.
TS Bình cũng cho rằng cần kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho các thành viên gia đình, trước hết là bố mẹ; cho các nhóm trẻ trên địa bàn cùng lứa tuổi để kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng. Có như vậy mới đảm bảo được giáo dục toàn diện.
Phải đào tạo đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng trước Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu thật kỹ về chương trình học của các lứa tuổi khác nhau. Phải có sự thử nghiệm về chương trình giảng dạy xem ở lứa tuổi THCS thì nên học những điều gì, THPT học kỹ năng gì... Một vấn đề quan trọng khác nữa là, hiện nay chưa đào tạo đội ngũ giáo viên dạy kỹ năng thì lấy đâu ra giáo viên giảng dạy ở các trường. Do vậy khi nào có giáo viên, chương trình thì lúc đó hãy đưa môn kỹ năng vào trường học. Thiên Long (ghi) |
Giúp tự tin hơn
Nội dung của các môn kỹ năng dành cho hoạt động trại dã ngoại rất nhiều, hay, sinh động và thu hút HS. Tuy nhiên, người hướng dẫn phải thường xuyên nâng cao, cập nhật những kiến thức mới nhằm tránh nhàm chán. Ông Vượng kể thêm, ông thường đi dự các buổi họp với các chuyên gia nước ngoài. Một lần trời nóng quá ông nới ca-ra-vat cho bớt nóng, không dè làm mạnh tay ca-ra-vat sút ra, ông loay hoay mà không biết thắt lại như thế nào. Từ câu chuyện này, ông đã mở lớp ngoại khóa hướng dẫn cho học sinh cách thắt ca-ra-vat sau đó tổ chức thi thắt ca-ra-vat đẹp, rồi tiếp theo là thắt dây giày... Những buổi ngoại khóa này luôn được học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Còn theo anh Nguyễn Thanh Tâm - Tổng phụ trách Đội của trường, các em HS suốt ngày chỉ có học nên các kỹ năng xã hội rất yếu. Trường thường tổ chức dạy các môn truyền tin, thắt nút dây, những kiến thức cơ bản, các em rất thích thú... Em Phạm Châu Thiên Tân, HS lớp 9/3 tâm sự: "Ở trường em mỗi lần cắm trại có một nhóm bạn rất giỏi kỹ năng trại, chỉ cần vài bạn là có thể dựng trại cho tất cả các lớp. Tụi em rất ngưỡng mộ nên mỗi khi có tập huấn kỹ năng là tụi em đi rất đông". Tuy nhiên để tổ chức dạy kỹ năng cho HS cũng không dễ. Ông Vượng chia sẻ: chúng tôi phải suy nghĩ dạy cho các em kỹ năng gì, sau đó tìm hiểu các nội dung trên báo, internet... rồi từ các mối quan hệ của thầy cô trong trường tìm số điện thoại của người được mời nói chuyện. Có chuyên đề rất dễ tìm người nói chuyện nhưng cũng có những môn kỹ năng rất khó tìm người hướng dẫn, thị phạm như dạy kỹ năng sinh tồn. Thiên Long |
Tuệ Nguyễn
Bình luận (0)