Cảnh đời khốn khó của vợ con người lính Gạc Ma

15/03/2016 09:01 GMT+7

Bị mất một mắt trong trận chiến Gạc Ma, người lính Trần Văn Tự trở về cuộc sống đời thường với bao lo toan. Nhưng rồi cuộc sống bất hạnh đã ập lên vợ con khi anh đột ngột ra đi trong một tai nạn giao thông.

Bị mất một mắt trong trận chiến Gạc Ma, người lính Trần Văn Tự trở về cuộc sống đời thường với bao lo toan. Nhưng rồi cuộc sống bất hạnh đã ập lên vợ con khi anh đột ngột ra đi trong một tai nạn giao thông.

Hai mẹ con chị Thảo đang chằm nón - nguồn thu nhập chính của gia đình - Ảnh: B.N.LHai mẹ con chị Thảo đang chằm nón - nguồn thu nhập chính của gia đình - Ảnh: B.N.L
Anh Trần Văn Tự (quê ở thôn An Truyền, xã Phú An, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) là chiến sĩ thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 887, Trung đoàn 83 (E83) Vùng 4 Hải quân. Anh công tác tại quần đảo Trường Sa từ tháng 3.1986 - 7.1989.
Vào ngày 14.3.1988, anh là chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ xây dựng đảo ở Gạc Ma. Khi Trung Quốc nổ súng chiếm đảo, một mảnh đạn pháo của quân xâm lược đã làm anh bị thương nặng, sau đó bị mù mắt. Anh được đồng đội đưa về đất liền cứu chữa. Tháng 7.1989, anh xuất ngũ với giấy chứng nhận thương binh hạng 2/4.
Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 102010000116341 - Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 tại TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ gia đình anh Trần Văn Tự; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình anh Tự trong thời gian sớm nhất.

Về với đời thường, anh cưới vợ và làm nhiều công việc để lo cho cuộc sống gia đình. Ngày 5.12.2009, khi đang bán bánh bao trên đường Bà Triệu (TP.Huế), tai nạn giao thông đã khiến anh thiệt mạng.
Anh mất đi để lại gánh nặng lên vai vợ. Chị Đào Thị Thảo, vợ anh Tự, đã phải làm việc cật lực để nuôi 4 con nhỏ ăn học. Việc gì chị cũng làm, ai mướn gì làm nấy, trong đó công việc mà chị gắn bó lâu dài là chằm nón, với thu nhập mỗi ngày chưa đến 50.000 đồng, rồi chị quần quật với mấy sào ruộng. Tuy khổ cực, nhưng chị vẫn cắn răng chịu đựng để lo cho các con, như anh Tự lúc còn sống đã từng mơ ước.
Tuy nghèo khó, nhưng các con anh Tự rất chăm ngoan, học giỏi và đậu đại học. Cô con gái đầu là Trần Thị Hảo (23 tuổi) đã tốt nghiệp ngành điều dưỡng của Trường ĐH Y Dược Huế năm 2014, nhưng đến nay vẫn chưa xin được việc làm. Người con gái thứ hai là Trần Thị Mộng Kiều (21 tuổi) hiện đang học Trường ĐH Sư phạm Huế, con thứ ba là Trần Văn Hào (19 tuổi) đang học tại Trường ĐH Khoa học Huế, và cô con gái út Trần Thị Kiều Oanh (18 tuổi), hiện là học sinh lớp 12.
Cuộc sống gia đình khó khăn nên dù được chính quyền địa phương cấp cho một lô đất, nhưng đến nay chị Thảo vẫn không có tiền làm nhà để ở và có nơi thờ cúng chồng. Cả 5 mẹ con chị hiện sống nương nhờ ở gian nhà dưới chật chội trong ngôi nhà từ đường cũ kỹ của cha mẹ anh Tự.
Nhớ cha, thương mẹ vất vả, những người con của anh Tự đã nỗ lực để vươn lên, học giỏi. Nhưng dường như cố gắng không ngừng nghỉ ấy vẫn không thể đưa các em vượt thoát cảnh khốn khó. Đặc biệt, em Trần Thị Hảo, sau khi ra trường vẫn chưa xin được việc làm. Hiện tại em rất cần được tạo điều kiện để có thêm thu nhập ổn định, đỡ đần mẹ nuôi các em ăn học.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.