• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Cặp đôi nói chuyện về tiền

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
20/08/2020 10:00 GMT+7

Đến khi nào cặp đôi có thể thoải mái nói chuyện về tiền thì khi ấy hạnh phúc của họ mới trọn vẹn.

Ảnh: Shutterstock

Khi hẹn hò ai sẽ trả tiền? Khi về chung một nhà anh và em ai sẽ kiếm tiền chính? Ai sẽ quản lý chi tiêu gia đình? Có thể thấy tiền bạc và tình yêu khó có thể tách bạch, tiền có mối quan hệ mật thiết với tình yêu và có vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống và hạnh phúc lứa đôi. Lưỡng lự, né tránh chủ đề tiền vì cho rằng đây là vùng “nhạy cảm”, khó nói sẽ làm cuộc sống của cặp đôi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là bạn nghĩ.

Ta biết gì về tiền của ta

Người viết cho rằng mỗi người đều biết rõ họ có bao nhiêu tiền nhưng không ai nói về tiền của mình. Cha mẹ không kể với con cái về các dự tính liên quan đến tiền nhưng con cái vẫn thường thấy họ cãi cọ khi rơi vào tình huống cần tiền; hoặc cha mẹ nói về tiền theo kiểu: tiền không quan trọng, chỉ cần vui là được/ có nhiều tiền là hạnh phúc… có thực tiền không quan trọng? bao nhiêu tiền là nhiều?

Lĩnh vực tài chính cá nhân còn rất mới với đại đa số người Việt. Trong một vài năm trở lại đây, đã có những cuốn sách được dịch và một số diễn giả đề cập đến tài chính cá nhân (TCCN) từ góc độ tài chính thông qua các chủ đề như tiết kiệm, tăng thu nhập, đầu tư… Trong khi đó, có một người trẻ chọn hướng tiếp cận đi từ cá nhân – đó là Nguyễn Minh Nhật và dự án Heo đất của anh. Nhật học về tài chính doanh nghiệp, đi làm có thu nhập tốt, từng ra kinh doanh riêng nhưng khi ngồi hoạch định những dự định cho tương lai, anh mới nhận ra cái mình thiếu cũng là cái những người xung quanh đang thiếu – kỹ năng tài chính dùng cho chính cá nhân mình. Anh quyết định chọn con đường giáo dục TCCN theo cách mà các Money Coach ở các nước tiên tiến đã đi. Sau hành trình 3 năm, hiện tại Nguyễn Minh Nhật là người tư vấn, coaching (khai vấn) và tổ chức các khóa học về tài chính cá nhân và tài chính gia đình.

Nhật cho biết: “Nói chuyện về tài chính thực ra rất dễ, cái không dễ là chạm vào phần cá nhân. Tài chính cặp đôi sẽ bắt đầu từ tài chính của cá nhân 2 người. Theo tôi, tiền bạc và tình yêu gắn bó không thể tách rời. Có thể tình yêu không cần tiền để thể hiện nhưng tiền sẽ mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho cặp đôi. Trong nhiều trường hợp, tiền còn giúp cả hai theo đuổi những ước mơ chung”.

Tài chính cặp đôi và tài chính của gia đình

Mới đây trên mạng xã hội lan truyền câu chuyện một anh chàng mời cô gái đi ăn. Cô dẫn theo bạn và khi bữa ăn gần xong thì anh “trốn” mất tăm, để lại hai cô gái với hóa đơn tính tiền. Anh “khoe” chiến tích trên mạng xã hội và nhận về những bình luận đồng tình cho rằng “đáng đời” cô gái, có bình luận cho rằng anh là thứ đàn ông không ra gì khi mới chỉ là buổi hẹn đầu!

Câu chuyện tài chính trong giai đoạn hẹn hò của Minh Nhật khá thú vị. Bạn gái Quỳnh Mai (nay đã là vợ) của Nhật cũng là dân tài chính và là một trong số những học trò đầu tiên của Nhật. Quỳnh Mai cũng giống Nhật lúc ban đầu -  học và làm về tài chính cho doanh nghiệp nhưng vẫn phải đi tìm khóa học về kỹ năng tài chính cho bản thân. Minh Nhật kể: “Giai đoạn hẹn hò, chúng tôi thống nhất sẽ có một quỹ chung - mỗi tháng cùng bỏ vào một khoản tiền nhất định để cùng sử dụng. Khi quỹ còn dư, em đề nghị chuyển số tiền cho một làng trẻ SOS và tôi đồng ý ngay. Bạn thấy đó, qua cách sử dụng tiền của người thương, chúng ta thêm hiểu về lối sống của họ, biết thêm về thế giới quan của người ấy cũng như những điều mà họ cùng bạn sẽ hướng tới trong tương lai”.

Thực hành quản lý Tài chính cá nhân, cặp đôi Minh Nhật và Quỳnh Mai cảm thấy an tâm, tự tin về tài chính và cuộc sống. Ảnh: NVCC

Chủ đề tiền không được nhắc đến trong giai đoạn hẹn hò có thể chỉ mang đến những cảm xúc không vui cho chàng trai/cô gái. Còn sau khi đã về sống chung, không thể nói chuyện về tiền sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn thậm chí là rạn nứt hạnh phúc, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ gia đình. Càng thấy tiền khó nói, không chịu nói, né tránh thì khi gia đình cần tiền, những bất mãn tranh cãi càng có cơ hội xảy ra. “Làm sao để nói chuyện về tiền cởi mở với người thương đây? Nếu bạn đang bước vào một mối quan hệ lãng mạn nghiêm túc, đừng để tiền bạc bị ra rìa và càng sớm nói về tiền thì cơ hội để cả hai thêm gắn bó càng cao, đời sống tài chính của cả hai càng thêm vững vàng”, Minh Nhật tâm sự.

Theo Nhật, nói chuyện về tiền trước tiên là nói với mình, xem bản thân mình thực sự mong muốn gì, cần gì?

Tiếp đến, nói chuyện với ba mẹ: thử hỏi ba mẹ về kế hoạch nghỉ hưu, xin ba mẹ dạy cách quản lý chi tiêu để áp dụng cho bản thân… Bạn chỉ có thể nói chuyện về tiền với người khác chỉ khi đã thực hành nói chuyện với người thân một cách thoải mái. Chỉ cần bắt đầu nói là đã mở được bức “tường băng” về chủ đề tiền trong gia đình.

Với cặp đôi, đầu tiên hãy nói chuyện thường xuyên và thường xuyên nói chuyện.  Liệu người kia có biết bạn chi nhiều cho khoản nào không? Khi bước vào hôn nhân khoản chi này sẽ thay đổi hay giữ nguyên, người kia có đồng tình với bạn hay không?

Hãy bày ra hết những khoản cần chi của cặp đôi/gia đình và thảo luận, theo bạn và người kia thì mức thu nhập nào thì ổn với một cặp đôi? Nhớ nói ra cả những mong muốn được tặng quà vào những ngày lễ, ngày kỷ niệm của cả hai.

Bạn có nợ không? Người ấy có nợ không? Cả hai có sẵn sàng nói về nợ của mình hay không?

Vai trò của bạn và người kia trong việc kiếm tiền cho gia đình như thế nào? …

“Phương pháp của tôi là giúp cho học viên/người được coaching nhận thức về tình hình tài chính hiện tại, chấp nhận, chọn lựa giải pháp và kiểm tra kết quả thực hiện. Tài chính cá nhân luôn đặt trong bối cảnh gia đình. Cá nhân, cặp đôi, gia đình có thể nói chuyện thoải mái về tiền thì mỗi người đều an tâm và tự tin với tài chính. Họ sống thoải mái và hạnh phúc bền vững hơn”, Minh Nhật cho biết.

 

Ảnh: Shutterstock

 

Tài chính, bạn trẻ và gia đình

Cách quản lý chi tiêu, nói về tiền trong gia đình có ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Bạn trẻ biết về TCCN có thể lên phương án vay tiền đi học và trả nợ hết trước cả khi ra trường chứ không cần để ba mẹ phải đi vay tín dụng đen. Ngoài ra, bạn trẻ mới đi làm hiện nay phải đối mặt là thẻ tín dụng. Chỉ dùng thẻ mà không tương tác với tiền mặt khiến các bạn mất đi cảm giác với tiền, nếu chỉ thanh toán số tối thiểu thì sẽ dẫn đến nợ chồng nợ. Đến một lúc nào đó, họ sẽ gặp khó khăn về tài chính mà chính họ không biết.

 

Top
Top